Giả sử bạn có 8 triệu gửi ngân hàng nhưng "quên bẵng" đi, 11 năm sau, tài khoản tiết kiệm của bạn có bao nhiêu tiền?
Mạng xã hội những ngày qua xôn xao câu chuyện thẻ tín dụng có dư nợ 8,5 triệu đồng nhưng ôm nợ 8,8 tỷ đồng sau 11 năm. Cụ thể, năm 2013, khách hàng P.H.A ở Quảng Ninh được cho là sử dụng thẻ tín dụng của Ngân hàng Eximbank có dư nợ 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm, đến nay, cả gốc lẫn lãi phải trả là 8,8 tỷ đồng.
Trước vụ việc, đa phần mọi người bàn luận sôi nổi và cảm thấy khó tin vì số lãi mẹ đẻ lãi con "khủng" mà người đàn ông này được ngân hàng thông báo. Hiện tại, vụ việc đang được Thanh tra Ngân hàng Nhà nước vào cuộc, làm rõ sự tình.
>> Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị đòi nợ 8,8 tỷ đồng: Thanh tra vào cuộc 
Vụ việc gây xôn xao mạng xã hội những ngày gần đây |
Từ sự việc trên, có một câu hỏi khá vui đang lan truyền trên mạng xã hội:Thử lật ngược lại vị thế, nếu bạn gửi ngân hàng/ cho ngân hàng vay 8 triệu và "quên bẵng", không rút tiền trong 11 năm, số tiền bạn nhận được là bao nhiêu?
Giải bài toán
Với đề bài trên, giả định được đưa ra như sau:
Người gửi tiền gửi VND tại một Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại; số tiền gốc là 8 triệu đồng; người này lãnh lãi cuối kỳ với lãi suất 4,8%/năm; gốc được nhập theo năm.
Như vậy, sử dụng công thức lãi kép đơn giản, số tiền người này nhận được sau 11 năm là: 8.000.000 x (1+4,8%)^11 = 13.398.744 đồng. Nếu người này gửi với số tiền 80 triệu đồng, con số sẽ là gần 134 triệu đồng.
Trong trường hợp giả định người này gửi 8 triệu VND, kỳ hạn 3 tháng, lãnh lãi vào cuối kỳ với lãi suất 3%/năm tại ngân hàng.
Như vậy, số tiền người này nhận được sau 11 năm là: 8.000.000 x (1+3%/4)^4*11 = 11.114.051 đồng. Nếu người này gửi với số tiền 80 triệu đồng, con số sẽ là 111,1 triệu đồng.
Tuy vậy, trên thực tế, số tiền được tính ra từ lãi kép trong các sản phẩm tiết kiệm ngân hàng có thể bị thay đổi do một số yếu tố nhất định. Các yếu tố này bao gồm:
Thay đổi lãi suất: Lãi suất có thể thay đổi theo thị trường và chính sách của ngân hàng. Nếu lãi suất thay đổi, số tiền nhận được từ lãi kép cũng sẽ thay đổi tương ứng. Hiện tại, lãi suất đang ở mức thấp do định hướng chính sách tiền tệ được Ngân hàng Nhà nước điều hành.
Phí và chi phí khác: Có thể có các khoản phí và chi phí khác liên quan đến sản phẩm tiết kiệm, điều này có thể ảnh hưởng đến số tiền cuối cùng mà người gửi nhận được.
>> Nếu vô tình 'mắc bẫy' thẻ tín dụng, đâu là cách xử lý? 
"Hiệu ứng lãi kép" từ câu chuyện bàn cờ 64 ô:
Gửi tiết kiệm lãi suất kép là hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng, tiền lãi sau mỗi kỳ hạn khách hàng không rút về mà cộng dồn trực tiếp vào tiền vốn để quay vòng sang kỳ hạn tiếp theo. Lúc này, tiền gửi gốc sẽ tăng lên và tiền lãi khách hàng được hưởng ở kỳ hạn sau cũng cao hơn kỳ hạn trước đó.
Nhà vật lý nổi tiếng Albert Einstein đã gọi "hiệu ứng lãi kép" là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Bởi vì những người hiểu nó sẽ sử dụng nó và "kiếm được". Và những người không hiểu sẽ trả tiền cho nó.
"Hiệu ứng lãi kép" có thể được giải thích bằng câu chuyện bàn cờ 64 ô vuông. Một lần nọ, một vị vua vốn thích chơi cờ đã mời người tạo ra trò chơi đến cung điện của mình. Nhà vua nói: "Hãy yêu cầu bất cứ thứ gì ngươi muốn. Ta sẽ ban thưởng cho nhà người".
Người đàn ông đáp rằng: "Thưa đức vua, tôi không muốn bất cứ điều gì lớn lao. Tôi chỉ cần một hạt thóc vào hình vuông đầu tiên của bàn cờ và nhân đôi vào tất cả các hình vuông tiếp theo. Hãy ban cho thần những hạt thóc đó". Trước yêu cầu này, nhà vua vô cùng tức giận và trả lời: "Thật ngu ngốc! Ngươi đang coi thường ta à? Nếu ngươi muốn, ta có thể ban cho ngươi vàng, bạc, kim cương hoặc bất cứ thứ gì có giá trị".
Nhưng anh ta rất thông minh, như người đàn ông nọ yêu cầu: Nếu đặt 1 hạt thóc vào hình vuông đầu tiên và nhân đôi nó vào hình vuông tiếp theo. Tổng số thóc sẽ được tính: 1 + 2 + 4 + 8 + 16 + 32..này khi nó có 64 ô vuông. Tổng số gạo sẽ là 18.446.744.073.709.551.615, thật khó khăn để đếm số gạo này. Tuy vậy, nếu thử ước chừng thì con số sẽ là 461 tỷ thước đo. Ngày nay, giá trị của số thóc đó là hơn 300 nghìn tỷ USD tương đương tổng tài sản của cả thế giới.
Như vậy, người đàn ông đó không chỉ lấy những hạt gạo nhỏ. Anh ta rất thông minh, anh ta biết sức mạnh của hiệu ứng kép, vì vậy điều anh ta yêu cầu là toàn bộ sự giàu có của thế giới.
Quay lại bài toán trên, nếu gửi tiết kiệm 8 triệu đồng tại thời điểm mặt bằng lãi suất cao, người gửi tiền có thể nhận được số tiền lớn hơn con số được tính. Còn với câu chuyện người đàn ông tên P.H.A ở Quảng Ninh, sau 11 năm với số "lãi chồng lãi" từ 8,85 triệu đồng lên 8,8 tỷ đồng, dù chưa biết rõ thoả thận tính lãi được ngân hàng đưa ra, cũng đủ cho chúng ta hiểu về sức mạnh của lãi kép.