Nước cạnh Việt Nam vừa xác lập kỷ lục 'chọc thủng' giếng khoan siêu sâu 10.000m sâu nhất châu Á, đứng thứ hai thế giới
Giếng khoan này là giếng thẳng đứng sâu nhất châu Á và đứng thứ hai thế giới, đánh dấu một loạt đột phá kỹ thuật mang tầm quốc tế.
Ngày 20/2, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) thông báo đã hoàn thành giếng khoan  Shenditake 1, với độ sâu ấn tượng 10.910m, tại lòng chảo Tarim, Tân Cương.
Shenditake 1 không chỉ là một dự án tìm kiếm tài nguyên dầu khí, mà còn đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu sự tiến hóa của Trái Đất và địa chất sâu. Giếng khoan này là giếng thẳng đứng sâu nhất châu Á và đứng thứ hai thế giới, đánh dấu một loạt đột phá kỹ thuật mang tầm quốc tế. Trong số đó, đáng chú ý là đổ xi măng ống lót ở độ sâu kỷ lục, thực hiện đo đạc quan sát giếng khoan sâu nhất, và đạt tốc độ khoan vượt 10.000 m trên đất liền nhanh nhất.

Dự án  được khởi động vào ngày 30/5/2023, với 10.000 m đầu tiên hoàn thành trong 279 ngày, trong khi 1.000 m cuối cùng mất hơn 300 ngày để hoàn tất. Trong suốt quá trình khoan, nhóm dự án đã ghi nhận các dấu hiệu hoạt động của dầu khí, mở ra tiềm năng khai thác quan trọng.
Theo Wang Chunsheng, chuyên gia thuộc CNPC, mỗi mét khoan ở độ sâu này đều đặt ra những thách thức kỹ thuật lớn. Đội ngũ đã phải vượt qua hàng loạt trở ngại như tải trọng nặng, giếng khoan không ổn định, mũi khoan bị mòn, công cụ gặp trục trặc và tổn thất trong hệ tầng địa chất.
Wang cũng nhấn mạnh rằng, dự án đã khoan xuyên qua 12 hệ tầng địa chất của lòng chảo Tarim, cuối cùng tiếp cận các hệ tầng đá chứa dầu khí chất lượng cao ở độ sâu 10.851 - 10.910 m. Đây là lần đầu tiên trên thế giới phát hiện dầu và khí ở độ sâu vượt 10.000 m trên đất liền, mở rộng đáng kể phạm vi thăm dò dầu khí siêu sâu.
Theo He Jiangchuan, Phó Chủ tịch PetroChina, Shenditake 1 không chỉ là một dự án khoan đơn thuần mà còn là cột mốc quan trọng trong ngành thăm dò địa chất. Giếng khoan này đã vượt qua nhiều thách thức khắc nghiệt như độ sâu kỷ lục, nhiệt độ cao và áp suất cực lớn. Thành công này không chỉ giúp mở rộng khả năng khai thác dầu khí, mà còn đánh dấu bước tiến vượt bậc trong công nghệ khoan siêu sâu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành dầu khí và địa chất toàn cầu.
Theo People's Daily
Dự án 4.800 tỷ đồng giải quyết ùn tắc cửa ngõ Tân Sơn Nhất chốt ngày thông xe 
Đề xuất lập Quỹ tài chính quốc gia hỗ trợ dự án chuyển đổi xanh