Cuộc họp kế tiếp của OPEC+ dự kiến diễn ra vào ngày 5/10 sắp tới.
Ngày 5/9/2022, OPEC+ đã quyết định cắt giảm sản lượng 100.000 thùng/ngày trong tháng 10/2022 - khoảng 0,1% của nhu cầu dầu toàn cầu.
Động thái này diễn ra ngay sau khi nhóm tăng nguồn cung lên mức trước COVID trong năm nay. Nhưng lo ngại về tăng trưởng kinh tế chậm lại trên toàn cầu đã tác động xấu đến giá dầu trong những tháng gần đây.
Trước đó, "gã khổng lồ" Saudi Arabia - quốc gia dẫn đầu OPEC+ đã đánh dấu việc cắt giảm nguồn cung tiềm năng nhằm mục đích kéo giá dầu lên. Việc cắt giảm này có thể dập tắt những đồn đoán về một thoả thuận hạt nhân mới giữa Mỹ và Iran, dự kiến sẽ giải phóng ngồn cung hơn 1 triệu thùng/ngày vào thị trường.
Vào tháng trước, OPEC+ đã đồng ý nâng sản lượng 100.000 thùng/ngày. Tuy nhiên, trong tuyên bố lần này, OPEC+ cho biết việc giảm sản lượng trở lại là do liên minh chỉ định nâng sản lượng trong tháng 9/2022. Cuộc họp kế tiếp của OPEC+ dự kiến diễn ra vào ngày 5/10 sắp tới.
Sau quyết định của OPEC+, giá dầu bật tăng mạnh mẽ. Tính đến 14h30 ngày 6/9 (giờ Việt Nam), giá dầu tăng 2,58% lên mức 89,35 USD/thùng.
Trước đó, ngày 3/9/2022, Gazprom đã thông báo ngừng hoạt động vô thời hạn đối với đường ống Nord Stream 1.
Gazprom cho biết, việc đóng cửa vô thời hạn đường ống dẫn Nord Stream 1 là do tình trạng rò rỉ dầu trong tuabin. Gazprom nhấn mạnh, báo cáo phát hiện rò rỉ dầu “cũng được ký bởi đại diện của Siemens”. Công ty của Đức thông báo, những sửa chữa cần thiết chỉ có thể được thực hiện “tại một xưởng chuyên dụng”.
Gazprom cho rằng, thiết bị bị lỗi hoặc chậm trễ trong việc trao trả tuabin là nguyên nhân chính khiến công suất hoạt động qua đường ống giảm 80%. Giám đốc điều hành Gazprom Alexey Miller cảnh báo các lệnh trừng phạt có thể cản trở Siemens Energy thực hiện việc bảo trì thường xuyên.
Trong khi đó, đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 mới được xây dựng vẫn không hoạt động do Đức từ chối cấp phép hoạt động.
Triển vọng nhóm cổ phiếu dầu khí 6 tháng cuối năm
Với thị trường trong nước, trong báo cáo chiến lược đầu tư 6 tháng cuối năm 2022, Chứng khoán Dầu khí (PSI) cho biết, thị trường chứng khoán Việt Nam nhiều khả năng sẽ tiếp tục diễn ra những nhịp điều chỉnh chung theo thị trường thế giới. Tuy nhiên sẽ tích lũy phục hồi sau đó, với kịch bản cơ bản chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục giao dịch tích lũy trong vùng điểm 1.165 -1.365 với mức P/E forward tương ứng từ 11/4 đến 13/3.
Việc giá dầu tiếp tục được dự báo tăng mạnh sẽ là cơ hội đối với nhóm cổ phiếu dầu khí, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp dịch vụ, phân phối và chế biến dầu khí.
Được biết, tại Talkshow Phố Tài chính hồi cuối tháng 6/2022, bà Trần Khánh Hiền, Giám đốc Khối Phân tích (Chứng khoán VNDirect) nhận định, dầu khí là một trong 3 nhóm ngành có sự tăng trưởng vượt trội cùng với nhóm cổ phiếu có tính chất phòng thủ (điện nước, phân phối gas, bảo hiểm) và nhóm được hưởng lợi từ việc nền kinh tế bình thường trở lại sau đại dịch (bán lẻ, vận tải).
Mặc dù thị trường từ đầu năm tới nay đã qua 2 đợt điều chỉnh mạnh nhưng bà Hiền vẫn có quan điểm lạc quan khi cho rằng câu chuyện tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn. Nền kinh tế Việt Nam vẫn có tốc độ tăng trưởng và phục hồi thuộc diện ấn tượng nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Các doanh nghiệp niêm yết vẫn duy trì mức tăng trưởng trên 2 con số. VNDirect ước tính mức tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường khoảng 20%. Cùng với đó là câu chuyện về nâng hạng, dòng vốn nước ngoài quay trở lại mạnh mẽ.
Như vậy, dự báo từ thế giới và trong nước đều đang ủng hộ cho nhóm cổ phiếu dầu khí. Tuy nhiên trong bối cảnh dòng tiền đang không ưu ái cho thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cũng cần cẩn trọng. Đặc biệt là khi nhóm cổ phiếu dầu khí rất dễ bị tác động bởi giá dầu.
Theo bà Hiền, việc lựa chọn cổ phiếu phòng thủ sẽ giúp nhà đầu tư an toàn hơn khi thị trường chưa rõ xu hướng. Một số đặc điểm nhận diện các cổ phiếu này đó là sử dụng tỷ lệ đòn bẩy thấp do có dòng tiền dồi dào ổn định, có lịch sử chi trả cổ tức ổn định. Cùng với đó, beta của các cổ phiếu này thấp hơn so với trung bình toàn thị trường.
Cổ phiếu PVD: 1 năm 2 lần bị cắt margin, thị giá "bốc hơi" 48% từ đỉnh 
OPEC+ tiếp tục hoãn tăng sản lượng dầu, lên kế hoạch cắt giảm đến 2026 
Ả Rập, Nga và Kazakhstan họp bàn trước thềm cuộc họp OPEC+