Đây là lần thứ 3 liên tiếp OPEC+ hạ dự báo nhu cầu dầu toàn cầu do những bất ổn liên quan đến địa chính trị và đại dịch COVID-19.
Theo Oilprice.com, Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) mới đây hạ dự báo nhu cầu dầu thô năm 2022 khoảng 200.000 thùng/ngày trước thềm cuộc họp dự kiến diễn ra ngày 2/6 (theo giờ địa phương).
Ủy ban Kỹ thuật Hỗn hợp (JTC) của OPEC+ mới đây tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm xem xét diễn biến thị trường dầu mỏ toàn cầu trong thời gian qua. Đây được xem là một trong những cơ sở quan trọng để OPEC+ đưa ra quyết định về sản lượng. Sau cuộc họp này là cuộc họp của bộ trưởng năng lượng của các nước thuộc nhóm OPEC+.
Theo báo cáo của JTC, nhu cầu dầu mỏ trên toàn thế giới ước đạt khoảng 3.4 triệu thùng/ngày trong năm nay. Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị và dịch COVID-19 được cho là những biến số, tiềm ẩn rủi ro đối với mặt hàng này.
Trong tháng 5/2022, OPEC đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thô năm 2022 và đây là lần hạ dự báo lần thứ hai liên tiếp. Theo đó, tổ chức này cho rằng tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu thô năm 2022 sẽ thấp hơn 310.000 thùng/ngày so với báo cáo đưa ra hồi tháng 4.
Thị trường dự đoán sau cuộc họp OPEC+, sản lượng khai thác trong tháng 7 sẽ chỉ tăng nhẹ. Mặc dù EU áp lệnh trừng phạt tới 2/3 lượng dầu thô nhậ khẩu từ Nga nhưng có vẻ OPEC+ cũng không có ý định nâng hạn mức sản lượng.
Trước đó, nguồn tin nội bộ OPEC+ cho biết, hóm này có thể chỉ nâng nhẹ mục tiêu sản lượng của tháng 7 lên 432.000 thùng/ngày, bất chấp lời kêu gọi của phương Tây về việc đẩy mạnh khai thác hơn nữa nhằm hạ nhiệt giá dầu thô.
Các quốc gia phương Tây, đang vật lộn với tỷ lệ lạm phát kỷ lục, đe dọa tăng trưởng kinh tế và họ liên tục yêu cầu OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng.
Các thành viên trong nhóm cho rằng thị trường dầu đang cân bằng và việc tăng giá gần đây không liên quan đến các yếu tố cơ bản.
Theo một thỏa thuận đạt được vào tháng 7 năm ngoái, OPEC+ thống nhất tăng sản lượng khai thác dầu thô khoảng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng.
Một số thành viên của OPEC đang cân nhắc tới khả năng tạm hoãn nghĩa vụ thực hiện thoả thuận sản lượng khai thác đối với Nga.
Việc đình chỉ vai trò của Nga trong nhóm có thể cho phép các thành viên khác tăng sản lượng dầu với tốc độ nhanh hơn - mặc dù chỉ có một số thành viên OPEC được cho là có khả năng làm điều này.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đến thăm Ả Rập Arab Saudi vào 31/5 và gặp người đồng cấp là ông Faisal bin Farhan Al Saud. Các bộ trưởng ca ngợi thỏa thuận OPEC+ và sự hợp tác giữa Nga và Saudi Arabia trên thị trường dầu mỏ.
Mỹ cần bao nhiêu dầu để thống trị toàn cầu, hiện thực hóa giấc mơ năng lượng của ông Trump? 
Giá dầu tăng nhờ cam kết của Kazakhstan và tồn kho dầu Mỹ giảm mạnh