Giải pháp trước mắt là mời các doanh nghiệp bán lẻ, chế biến sâu trong nước để kết nối tiêu thụ nông sản, đặc biệt là thanh long.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng phải qua Tết Nguyên đán, tình hình ách tắc cửa khẩu mới dần được giải quyết. Giải pháp trước mắt để là mời các doanh nghiệp bán lẻ, chế biến sâu trong nước để kết nối tiêu thụ nông sản, đặc biệt là thanh long.
Mới đây, tại buổi kết nối tiêu thụ thanh long, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam cho biết hiện không còn giải pháp nào để thông quan hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc.
Ông Nam cho biết, hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh đã thông báo Trung Quốc đã ngưng nhập khẩu nông sản. Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT liên hệ với Trung Quốc để tháo gỡ khó khăn nhưng chưa được trả lời. Phía Trung Quốc cũng thông tin sẽ nghỉ Tết 14 ngày. Coi như hết cách rồi. "Chúng tôi đã cố hết sức rồi, không còn giải pháp nào nữa".
Giải pháp trước mắt là mời các doanh nghiệp bán lẻ, chế biến sâu trong nước để kết nối tiêu thụ nông sản, đặc biệt là thanh long. Đồng thời, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Ông Phan Văn Tấn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Thuận cho biết, giai đoạn 3 tháng đầu năm luôn là lúc tỉnh tập trung nhân lực, nguồn lực để sản xuất, tiêu thụ, vận chuyển, chế biến thanh long. Dự kiến, trong Quý I/2022, tỉnh có hơn 100.000 tấn thanh long cần tiêu thụ.
Trên địa bàn tỉnh, các thương lái đang thu mua chậm thậm chí một số nơi ngừng thu mua thanh long. Sau khi việc thông quan ở các cửa khẩu phía Bắc bị đình trệ, giá thanh long giảm khá sâu, có nơi còn 2.000-4.000 đồng/kg.
Ông Tấn kiến nghị Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, và các Bộ, ban, ngành liên quan có chính sách hỗ trợ tiêu thụ, vận chuyển thanh long cho Bình Thuận. Trước mắt, Sở NN&PTNT tỉnh định hướng doanh nghiệp chuyển hướng xuất khẩu sang Ấn Độ, đẩy mạnh chế biến sâu, bảo quản đông lạnh.
"Chúng tôi xác định phải tăng cường kết nối với các đơn vị, trong nội tỉnh là Sở Công thương. Ngoài ra là các tỉnh lân cận", ông Tấn chia sẻ.
Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam kể từ năm 2022, Trung Quốc thay siết chặt hàng loạt các quy định kiểm dịch và nhập khẩu hàng hóa. Đồng thời, đây sẽ là thị trường khó tính, cao cấp và tiêu chuẩn an toàn cao.
"Doanh nghiệp cần thay đổi tư duy về thị trường Trung Quốc. Đây không còn là thị trường dễ tính như trước đây", ông Nam nhận định.
Cửa khẩu Lào Cai: Không còn xe ùn tắc, xuất nhập khẩu hàng hoá "thăng hạng" trong quý 1 
Số xe hàng ùn tắc tại các cửa khẩu đường bộ giảm kỷ lục