Theo phong thủy Trung Quốc, nơi này có yên ấm thì gia chủ mới phát đạt, bình yên.
Trong phong thủy  Trung Quốc có câu: "Nhất bếp, nhì phòng ngủ, thứ ba bàn làm việc và két sắt". Đây chính là thứ tự sắp xếp sự quan trọng khi xây, sửa một căn nhà.
Theo quan niệm dân gian, bếp là một trong ba yếu tố quan trọng nhất của ngôi nhà. Bếp là trung tâm của cuộc sống. Bếp không chỉ để nấu những món ăn ngon mà còn là nơi vun đắp tình cảm của các thành viên.
Chính vì thế, phong thủy nhà bếp rất quan trọng, là nơi khởi nguồn tài lộc, vượng khí, sức khỏe cho gia chủ. Vậy nguyên tắc và phương pháp phong thủy trong nhà bếp là gì? Các chuyên gia phong thủy nghiên cứu và khuyên mọi người nên chú ý đến các yếu tố sau:
Vị trí và hướng bếp
Bếp  là biểu tượng của sự hạnh phúc, no đủ nên vị trí và hướng bếp quyết định phong thủy của căn bếp. Nhà bếp cần tuân thủ theo nguyên tắc Âm Dương và Ngũ hành.
Về hướng, mộc ở hướng Đông, hỏa ở hướng Nam, để bếp bếp cháy sáng nhất nên đặt miệng bếp hướng về hướng Đông hoặc Đông Nam. Có gió Đông và gió Đông Nam nhẹ nhàng thổi đến, người nội trợ cũng cảm thấy dễ chịu, thoải mái, khỏi bay đúng hướng gió tránh ám vào người.
Hình dáng và màu sắc
Hình dáng và màu sắc cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phong thủy bếp. Chúng phải hài hòa với phong cách và không gian tổng thể của căn bếp, đồng thời cân bằng Âm Dương và Ngũ hành.
Hình dáng của bếp nên đơn giản, không có quá nhiều hoa văn hoặc đồ trang trí. Màu sắc của bếp cũng nên phù hợp với các màu sắc, không gian trong bếp để tránh tình trạng xung đột Ngũ hành. Ví dụ, màu đen không hợp vì thuộc Thủy, Thủy khắc Hỏa hay màu xanh lá cũng không nên sử dụng. Màu sắc thích hợp nhất cho bếp là trắng, vàng.
Nội thất nhà bếp phải đơn giản, đẹp mắt, tránh các gờ hoặc góc nhô, dầm đè vào bếp, ảnh hưởng đến luồng không khí trong bếp và ngọn lửa. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn có thể treo gương hoặc đặt cây cảnh loại dây leo ở các mép, góc nhô để làm không gian mềm mại hơn.
Bạn cũng nên để ý đến vị trí, khoảng cách giữa bếp, bồn rửa và tủ lạnh vì ba thứ này tượng trưng cho lửa, nước, kim, nếu đặt gần hoặc đối diện nhau sẽ khiến Ngũ hành  xung khắc, ảnh hưởng đến sự hài hòa của bếp và phong thủy. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn có thể đặt một số đồ vật thuộc hệ đất ở giữa như gốm sứ, đá, bình hoa... để hóa giải tương khắc.
Vệ sinh và bảo trì bếp
Việc vệ sinh và bảo trì bếp là những yêu cầu cơ bản của phong thủy nhà bếp, thể hiện gu thẩm mỹ cũng như trình độ, cách sống của gia chủ. Bếp phải luôn được giữ sạch sẽ, không có dầu mỡ, bụi bẩn để tránh ảnh hưởng đến đà lửa. Điều này cũng giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bếp cũng được bảo trì thường xuyên để tránh rò rỉ gas, trục trặc gây nguy hiểm và tổn thất tài chính. Việc vệ sinh, bảo trì bếp không chỉ là trách nhiệm của bản thân và gia đình mà còn là sự tôn trọng đối với Thần Bếp, bởi theo quan niệm dân gian, Táo Quân là sứ giả được Ngọc Hoàng gửi đến từng gia đình. Ông sẽ về trời hàng năm trước Tết Nguyên đán để báo cáo tình hình gia đình trong năm qua. Trước khi Ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp, gia chủ phải dâng mâm cỗ thịnh soạn để mong Ông Táo “lên trời nói lời lành” và cầu mong những điều may mắn trong tương lai. Nếu bếp không sạch sẽ, Ông Táo sẽ không vui và không nói những điều tốt đẹp với bạn, thậm chí còn nói những điều không hay mang đến cho bạn những điều xui xẻo, tai họa.
Ngoài bếp nấu, những yếu tố khác trong bếp cũng sẽ ảnh hưởng đến phong thủy của bếp, chúng ta cũng nên chú ý đến cách xử lý và điều chỉnh chúng.
3 hướng nhà xấu năm 2024 theo phong thủy 
Phong thủy chứng khoán từng tháng năm Giáp Thìn: Khó khăn ban đầu, quả ngọt về sau