Những ngày qua chắc hẳn là cơn ác mộng đối với nhiều NĐT khi TT rơi điểm khá sốc và liên tiếp trải qua những ngày chìm trong sắc đỏ. Trong quá trình đầu tư chứng khoán không phải ai cũng có khả năng “ vào đáy ra đỉnh” của thị trường.
Sẽ có những lúc như này. Trong thời kỳ này việc quản lý danh mục đầu tư sẽ đòi hỏi NĐT cần có sự mạnh mẽ và quyết đoán hơn, bởi sẽ có nhiều khoản lỗ, có nhiều CP yếu buộc phải mạnh dạn cắt lỗ và thoát khỏi trạng thái yếu.
Vậy cần làm gì và làm thế nào để hạn chế thiệt hại khi lâm vào tình cảnh này ?
1. Hãy từ bỏ ngay suy nghĩ về việc bắt đáy
Mặc dù tâm lý lúc đó của đa số NĐT là sợ hãi, hoảng loạn khi nhìn thấy giá CP mình nắm giữ giảm mạnh và tài sản của mình đang bị bốc hơi, nhưng khi thấy giá CP giảm sâu, giảm sàn lòng tham cũng trỗi dậy không kém.
Ý nghĩ về việc bắt đáy sẽ xuất hiện bởi bình thường các CP giao dịch chỉ tăng giảm trong biên độ hẹp, 1 lý do nữa là khi đã có sẵn CP có thể sẽ bán lại ngay nếu chênh giá ( trading T0)
Điều này nhiều người nghĩ rằng đây là một cơ hội có hời.
Nhưng hãy từ bỏ ngay suy nghĩ về việc bắt đáy.
Việc bắt đáy trong thị trường xấu là một hành động có thể khiến tình trạng tài khoản trở nên nghiêm trọng hơn.
Việc bắt đáy được ví như bắt “dao rơi” vậy. Nếu may mắn bắt được đúng thời điểm của đợt cuối trong xu hướng giảm thi đương nhiên sẽ có lời khi TT phục hồi . Nhưng ngược lại nếu nếu không trúng thì NĐT sẽ phải gánh chịu rủi ro lớn hơn nhiều
Ví dụ: Sau phiên 5/7 và 6/7 TT rơi , sang 7/7- hồi phục 34 điểm. Nhiều người nghĩ rằng đây chỉ là giảm do tay to “úp bô” thôi, TT vẫn đang tròng trend tăng. Bắt đáy và kỳ vọng sự phục hồi này sẽ giúp họ lãi lớn. Thế nhưng sự thất vọng của những người bắt đáy lộ rõ khi ngày 8/7, VnIndex lại quay đầu giảm 14 điểm, 9/7 tiếp tục rơi sâu 28 điểm. Kể cả bắt trúng đáy vào cuối phiên 6/7 thì NĐT vẫn chưa có lãi khi CP về đến tài khoản. Và phiên 12/7 tiếp tục giáng cho họ một đòn đau khi VnIndex rơi mạnh tiếp 51 điểm!
Hãy nhớ “đừng để quyền bán cổ phiếu rơi vào tay thị trường”, đừng để bị call margin, bị giải chấp hay “cháy tài khoản”.
Còn tiền là còn cơ hội để làm lại.
2. Nắm giữ cổ phiếu mạnh và sớm thoát khỏi cổ phiếu yếu
Trong giai đoạn thị trường suy giảm và có thời điểm rơi vào trạng thái bị bán tháo, việc nắm giữ cổ phiếu mạnh sẽ trở nên khó khăn hơn do tác động về mặt tâm lý.
Có một nghịch lý đang diễn ra.
Nhà đầu tư thường có xu hướng bán cổ phiếu mạnh ( vì lời rồi thì không chốt ah) nhưng lại nắm giữ CP yếu hay không muốn bán những CP đang giảm mạnh và khiến TK bị lỗ !
Nguyên nhân chủ yếu là do nỗi sợ mất tiền.
Nỗi sợ này khiến CP đang mạnh dễ dàng bị bán để “giữ lãi” trong khi những cổ phiếu lỗ sợ phải bán rẻ, sợ rằng bán xong thì đúng đáy hoặc cho rằng giá cổ phiếu đang “quá rẻ”.
Ví dụ HDG- PTB- LHG- TCB,….không tiếp tục nắm giữ mà POW TCH DXG lại quyết tâm nắm giữ đến cùng ?
3. Hướng quản lý danh mục đầu tư trong thời kỳ TTCK suy giảm
Không thể phủ nhận được những tác động tiêu cực của TTCK suy giảm đến xu hướng giá của các cổ phiếu.
Cũng giống như chiếc tàu đi ngược gió hay đi trong cơn bão, chỉ nên có 2 lựa chọn :
(1) là neo vào bến đợi thời tiết thuận lợi,
(2) chỉ ra khơi khi tàu có đủ sức để vượt bão, vượt gió.
Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán trong thời kỳ TTCK suy giảm cũng vậy, chỉ có 2 hướng:
(1) không tham gia thị trường;
(2) chọn đúng cổ phiếu mạnh.
Thực tế đã cho thấy kể cả trong khi TTCK downtrend, vẫn có những cổ phiếu duy trì được sức mạnh của mình và vượt đỉnh, lên những mức cao nhất trong nhiều năm.
Tuy nhiên số lượng CP này khá ít và với lực cản của thị trường chung việc duy trì sức mạnh sẽ khó khăn hơn.
Chúng ta không nhất thiết phải ôm lấy tất cả cơ hội, hãy lựa chọn thời điểm phù hợp nhất để tham gia.
KẾT LUẬN:
Với thị trường như này HÃY NHỚ: GIỮ MẠNH BÁN YẾU CÒN TIỀN HÃY CHỜ ĐỢI THỜI CƠ CHÍN MUỒI, Mua cao nhưng rõ xu hướng còn hơn là đoán mò KHÔNG BẮT ĐÁY
Bài viết do SFI Team thực hiện. Nếu NĐT cần tư vấn cổ phiếu, cơ cấu lại danh mục, nhận khuyến nghị có thể liên hệ hotline: Vũ Hải Đăng 0973.723.461; Hoàng Kim Anh: 096.696.9653 ! Hoặc truy cập room Zalo tại đây  |