Bất động sản

Quy hoạch chi tiết, xác định vùng ưu tiên siêu cảng nước sâu hơn 61.000 tỷ tại vùng cửa ngõ ĐBSCL

An Khánh 02/05/2025 07:00

Quy hoạch nêu rõ siêu cảng này là tiềm năng phát triển phía ngoài khơi để đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ vùng ĐBSCL.

Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam vừa trình Bộ Xây dựng Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ, dự án sẽ được triển khai tại cửa biển Trần Đề, thuộc xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng cách bờ biển hiện hữu khoảng 25km về phía Đông. Cảng biển Trần Đề có diện tích 1.331ha; mặt nước 148.486ha. Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển Sóc Trăng giai đoạn này khoảng 61.513 tỷ đồng, gồm 19.607 tỷ đồng cho hạ tầng hàng hải công cộng, 41.906 tỷ đồng cho các bến cảng khai thác dịch vụ.

Quy hoạch chi tiết, xác định vùng ưu tiên siêu cảng nước sâu hơn 61.000 tỷ tại vùng cửa ngõ ĐBSCL- Ảnh 1.
Phối cảnh bến cảng ngoài khơi trong quy hoạch cảng Trần Đề. Ảnh: Đơn vị thiết kế

Cảng được thiết kế 6 bến cảng, 16-18 cầu cảng, tổng chiều dài 2.693-3.493m (chưa tính các cảng khác), hệ thống đê kè chắn sóng dài 9.800m, có khả năng tiếp nhận tàu container trọng tải đến 100.000DWT và tàu hàng rời trọng tải đến 160.000DWT.

>> Động thổ dự án cao tốc gần 20.000 tỷ đồng do liên danh Vingroup - Techcombank đề xuất

Tổng kinh phí dự kiến cho giai đoạn khởi động của dự án cảng biển Trần Đề là 44.965 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước được đề xuất đầu tư cho 3 dự án thành phần (cầu vượt biển , tuyến đường nối và đê kè chắn sóng) là 19.403 tỷ đồng, chiếm khoảng 43% tổng vốn. Phần vốn còn lại dự kiến sẽ được huy động từ các doanh nghiệp tư nhân.

Tầm nhìn đến năm 2050, cảng đạt mức tăng trưởng hàng hóa bình quân 5,5-6,1%/năm và hành khách 1,1-1,25%/năm, hình thành cảng cửa ngõ khu vực ĐBSCL.

Dự kiến, tổng nhu cầu sử dụng đất đến năm 2030 khoảng 1.331ha; mặt nước 148.486ha. Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển Sóc Trăng giai đoạn này khoảng 61.513 tỷ đồng, gồm 19.607 tỷ đồng cho hạ tầng hàng hải công cộng, 41.906 tỷ đồng cho các bến cảng khai thác dịch vụ.

Quy hoạch cũng xác định một số dự án ưu tiên đầu tư, trong đó quan trọng nhất là đầu tư hạ tầng công cộng khu cảng ngoài khơi Trần Đề (luồng tàu, đê chắn sóng, cầu vượt biển) đồng bộ với quy mô bến cảng;

Phát triển kết cấu bảo đảm an toàn hàng hải: khu neo đậu tránh trú bão, đài thông tin duyên hải, hệ thống VTS, bến công vụ...; Hoàn thiện cảng phục vụ Long Phú 1 và thu hút đầu tư khu bến Trần Đề.

>> Chuyển động mới nhất dự án metro 4 tỷ USD xuyên qua khu dự trữ sinh quyển đầu tiên ở Việt Nam do Vingroup đề xuất đầu tư

Thủ tướng: Rà soát phương án đầu tư, nguồn vốn làm 'siêu cảng' Trần Đề

Dự án siêu cảng Trần Đề có chuyển động mới

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/quy-hoach-chi-tiet-xac-dinh-vung-uu-tien-sieu-cang-nuoc-sau-hon-61000-ty-tai-vung-cua-ngo-dbscl-202250501155729841.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Quy hoạch chi tiết, xác định vùng ưu tiên siêu cảng nước sâu hơn 61.000 tỷ tại vùng cửa ngõ ĐBSCL
    POWERED BY ONECMS & INTECH