Quỹ nhà ở quốc gia: Tình trạng khan hiếm nguồn cung sẽ chấm dứt
Theo các chuyên gia, Quỹ nhà ở quốc gia để phát triển nhà ở giá rẻ không chỉ giúp giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn cung mà còn tạo ra tác động tích cực lên thị trường bất động sản. Để làm được điều đó đòi hỏi những giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo tính khả thi, minh bạch và hiệu quả trong dài hạn.
Giải pháp then chốt cho bài toán an cư
Trong bối cảnh thị trường bất động sản , đặc biệt là bất động sản ở các thành phố lớn đang khan hiếm nguồn cung, gợi mở về Quỹ nhà ở quốc gia  của Tổng Bí thư mở ra một giải pháp then chốt để giải quyết bài toán cấp bách này.
![]() |
Giải pháp then chốt cho bài toán an cư. |
Bình luận về vấn đề này, TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính  - tiền tệ Quốc gia khẳng định quỹ nhà ở quốc gia là một hướng đi đúng đắn, bởi lẽ khi giá nhà tăng cao phi lý, vượt xa so với thu nhập của người dân, một quỹ nhà ở giá rẻ được triển khai và vận hành hiệu quả sẽ tạo cơ hội để nhiều người được an cư.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quang Huy, CEO Khoa Tài chính - Ngân hàng Trường Đại học Nguyễn Trãi, trong bối cảnh hiện nay, việc đảm bảo chỗ ở ổn định, chất lượng cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và trung bình tại các đô thị lớn, các trung tâm công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước.
“Chủ trương thành lập Quỹ nhà ở quốc gia là một quyết sách đúng đắn, hợp lý và mang tầm chiến lược của Đảng và Nhà nước. Nếu triển khai thành công, Quỹ nhà ở quốc gia chắc chắn sẽ trở thành một giải pháp đột phá trong việc đảm bảo an sinh xã hội và phát triển đô thị bền vững”, ông Huy nói.
Theo quan điểm của ông Huy quỹ nhà ở quốc gia sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho người dân vay mua nhà với lãi suất thấp, trả góp dài hạn, giúp họ tiếp cận nhà ở mà không bị áp lực tài chính quá lớn. Hỗ trợ phát triển nhà ở cho thuê giá rẻ để phục vụ nhóm đối tượng chưa có khả năng mua nhà.
>>Quỹ nhà ở quốc gia được thành lập: Thị trường bất động sản sẽ được tái cấu trúc 
Mô hình thành công của nhiều quốc gia
Cùng nhìn nhận về vấn đề này, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng, trên thực tế, giải pháp về quỹ nhà ở quốc gia không phải lần đầu tiên được đề cập đến, nhưng ở thời điểm này, trong bối cảnh giá nhà tăng cao, nguồn cung nhà ở giá rẻ gần như cạn kiệt càng cho thấy tính cấp thiết của việc cần có một quỹ nhà ở để giúp tạo ra nguồn cung nhà ở với giá cả hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu an sinh của người dân trong giai đoạn hiện nay.
![]() |
Mô hình thành công của nhiều quốc gia. |
Có thể nói, mô hình "quỹ nhà ở quốc gia" trên thực tế vẫn còn mới mẻ tại Việt Nam, nhưng trên thế giới, nhiều quốc gia đã triển khai thành công mô hình này dưới nhiều hình thức khác nhau.
Điển hình như tại Trung Quốc có Quỹ Dự phòng Nhà ở (HPF) - quỹ tiết kiệm nhà ở bắt buộc do Chính phủ quản lý, yêu cầu cả người lao động và doanh nghiệp đóng góp hàng tháng vào một tài khoản để tích lũy tiền mua hoặc sửa chữa nhà ở.
Hay tại Singapore, quốc gia đã thành công với chương trình phát triển nhà ở do Hội đồng Phát triển Nhà ở thực hiện, hay còn được biết đến với tên gọi căn hộ HDB. Ra đời với mục tiêu duy nhất là tập trung mọi nguồn lực để đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nơi ở cho người dân, đến nay sau hơn 6 thập kỷ phát triển, HDB đã xây dựng được hơn 1 triệu căn hộ, biến Singapore trở thành một quốc gia có tỷ lệ sở hữu nhà ở thuộc hàng cao nhất thế giới.
Về mô hình nhà ở phù hợp với Việt Nam, TS. Lê Xuân Nghĩa, Việt Nam có thể học hỏi Singapore và các nước đã triển khai thành công mô hình quỹ nhà ở, để vận hành Quỹ nhà ở quốc gia hiệu quả, minh bạch và bền vững.
TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, trước hết, quỹ phải hoạt động độc lập, tự chủ, không phụ thuộc vào cơ chế xin - cho hay hành chính rườm rà. Nguồn vốn có thể đến từ nhiều kênh, bao gồm ngân sách nhà nước như một nguồn vốn mồi ban đầu, quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ hưu trí, trái phiếu nhà ở và hợp tác với các tổ chức tín dụng,... Khi đi vào vận hành, Quỹ cần có nguyên tắc rõ ràng, người dân có nhu cầu thực sự khi vay mua nhà sẽ được hưởng lãi suất cố định thấp, có thể ở mức 2,5% trong 30 năm, phần chênh lệch lãi suất với thị trường sẽ do Quỹ phối hợp với ngân hàng để bù đắp.
Ông Nguyễn Quang Huy cũng nhìn nhận, để vận hành được Quỹ, cần nguồn vốn đa dạng, huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế. "Ngân sách Nhà nước sẽ đóng vai trò chủ lực trong giai đoạn đầu triển khai quỹ. Ngoài ra cần sự đóng góp của người dân theo mô hình bảo hiểm xã hội, mỗi người dân có thể đóng góp một số tiền nhất định hằng tháng để hình thành nguồn vốn chung và khi cần mua nhà có thể được hỗ trợ tài chính.
Bên cạnh đó, cũng có thể tận dụng nguồn vốn giá rẻ từ các quỹ phát triển đô thị và nhà ở như nguồn vốn ODA và vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính quốc tế hoặc từ các ngân hàng Chính sách và các ngân hàng thương mại, phát hành trái phiếu để thu hút dòng vốn đầu tư dài hạn,...", ông Huy nhìn nhận.
Kể từ nay, người dân không đăng ký đất đai khi làm sổ đỏ lần đầu sẽ bị phạt thế nào? 
Người dân ùn ùn làm hồ sơ đất đai trước thông tin sáp nhập xã, bỏ cấp huyện