Chẳng ai có thể ngờ, một thứ tưởng chừng như “sắt vụn” lại đem về cho công ty này khoản lợi nhuận khủng đến vậy.
Mọi phương tiện, thiết bị công nghệ đều có tuổi thọ nhất định. Khi hao mòn quá mức cho phép, đội ngũ phụ trách sẽ tiến hành tháo dỡ và cho ngừng sử dụng. Dù là một chiếc tàu sân bay  trị giá hàng tỷ USD cũng không là ngoại lệ.
Tuy nhiên, việc xử lý những chiếc chiếc tàu sân bay như vậy không phải một điều dễ dàng. Bởi lẽ giá trị của chúng rất cao, nếu tháo dỡ và bán như phế liệu thì sẽ rất phí nhưng cất giữ hoặc sửa chữa thì chi phí không hề nhỏ.
Điều thú vị, vào thời gian trước, câu chuyện “mua đồ cũ nhặt kho báu ” từ một chiếc tàu sân bay “không còn sử dụng” được của một tập đoàn tái chế tàu Thổ Nhĩ Kỳ đã gây xôn xao dư luận.
Cụ thể, tập đoàn này đã mua một chiếc tàu sân bay cũ với giá 2,1 triệu USD, tương đương khoảng hơn 53 tỷ đồng. Nó đã ngừng hoạt động từ năm 2014 và có lượng giãn nước chỉ 16.000 tấn. Tuy nhiên, nó lại có thể kiểm soát trên biển khá tốt.
Dẫu vậy, nếu tập đoàn này chỉ muốn mua nguyên vật liệu, đây là khoản tiền rất lớn, hoàn toàn có thể bị lỗ nếu tốn thêm chi phí nhân công và công nghệ khi áp dụng tháo dỡ. Nhưng cuối cùng người ta phát hiện ra rằng tập đoàn này đã “trúng mánh” và tìm được "kho báu".
Nhà máy đóng tàu thuộc công ty con của tập đoàn Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện nhiều vật có giá trị sau khi tháo dỡ một chiếc tàu sân bay |
Một nhà máy đóng tàu thuộc công ty con của tập đoàn Thổ Nhĩ Kỳ đã dành trọn 6 tháng, sử dụng những kỹ thuật và công nghệ hiện đại nhất của họ để tháo dỡ chiếc tàu sân bay thành từng mảnh. Không phụ lòng người, việc đó thực sự đã tạo ra khoản lợi nhuận to lớn, thậm chí gấp nhiều lần khoản tiền mà tập đoàn đã bỏ ra để mua tàu.
Người của nhà máy tiết lộ, khoản lợi nhuận khủng đến từ 112 tấn dây cáp đặc biệt được sử dụng trên tàu, cùng với 11.800 tấn kim loại đen, hơn 600 tấn kim loại màu và các vật liệu khác. Ban đầu, chúng không đắt giá đến thế, nhưng khi thời gian qua đi, dần dần những nguyên vật liệu này trở thành mặt hàng “nóng bỏng” trên thị trường. Công ty đã gần như nắm trong tay một "mỏ vàng".
Khi tập đoàn nhanh chóng nắm bắt thời cơ và đem bán ra với số lượng lớn, họ đã thu về một khoản lợi nhuận “không thể ngờ” sau khi trừ đi các chi phí.
Thực tế, đây không phải thương vụ mua tàu sân bay “quá hạn sử dụng” duy nhất trên thế giới. Theo thống kê, có một số công ty cũng đã đầu tư những khoản tương tự. Tuy nhiên, thương vụ của tập đoàn đến từ Thổ Nhĩ Kỳ thật sự gây chấn động khi có thể thu về khoản lợi nhuận khủng từ chiếc tàu tưởng chừng như chỉ có thể là “sắt vụn”.