S&P 500 được kỳ vọng tăng 25% bất chấp tâm lý bi quan của các nhà phân tích phố Wall
Các nhà phân tích kỳ vọng S&P 500 sẽ mang lại mức tăng trưởng lợi nhuận dài hạn trong một năm tới, trong khi mức tăng trưởng kéo dài 5 năm là 12%.
Theo nhận định của Savita Subramanian của Bank of America, ngân hàng lớn thứ hai Mỹ, chỉ số S&P 500 có thể tăng hơn 25% trong 12 tháng tới dựa trên chỉ báo thị trường chứng khoán tăng giá, đo lường tâm lý của các nhà phân tích phố Wall.
Subramanian quan sát thấy kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận dài hạn của các nhà phân tích Phố Wall gần mức thấp kỷ lục, điều này báo hiệu sự bi quan lan rộng. Thông thường, khi có mức độ bi quan cao như vậy đối với lợi nhuận doanh nghiệp trong tương lai, thị trường chứng khoán sẽ mang lại lợi nhuận ngoạn mục.
“Định giá là một công cụ dự báo dài hạn mạnh mẽ, nhưng cảm tính đã mang tính dự đoán nhiều hơn về lợi nhuận ngắn hạn và các nhà phân tích đồng thuận rằng kỳ vọng tăng trưởng dài hạn ngày nay cho thấy mức tăng lớn”. "Dự báo tăng trưởng dài hạn giảm mạnh kể từ năm 2022”.
Phố Wall hiện kỳ vọng tổng mức tăng trưởng lợi nhuận dài hạn của S&P 500 là khoảng 7%, ở mức tương tự được thấy trong tháng 3/2020 và tháng 3/2009, hai giai đoạn mà cổ phiếu mang lại mức tăng vượt bậc trong năm tiếp theo.
Song song với đó, các nhà phân tích kỳ vọng S&P 500 sẽ mang lại mức tăng trưởng lợi nhuận dài hạn là 11% trong một năm tới, trong khi mức tăng trưởng kéo dài 5 năm là 12%.
Nếu như kỳ vọng lợi nhuận dài hạn thấp của các nhà phân tích Phố Wall đã được chứng minh là một chỉ báo tăng giá cho cổ phiếu, thì mong đợi tăng trưởng lợi nhuận cao đã được chứng minh là tín hiệu giảm giá đối với cổ phiếu.
Subramanian cho biết: “Trên thực tế, tháng 11/2021, chúng tôi đã coi những kỳ vọng cao là một thiết lập giảm giá, do mối quan hệ nghịch đảo mạnh mẽ giữa tăng trưởng dài hạn và lợi nhuận của S&P 500 trong tương lai”. Thị trường chứng khoán tiếp tục bước vào thị trường giá xuống kéo dài một năm chỉ vài tháng sau đó.
Có nhiều lý do để tin rằng tăng trưởng lợi nhuận có thể đánh bại kỳ vọng của các nhà phân tích trong tương lai, bao gồm sự tập trung đổi mới hiệu quả của các công ty, điều này có ý nghĩa tích cực trong việc bảo toàn lợi nhuận.
Subramanian cho biết: “Capex (các khoản chi phí đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp) rất mạnh và nếu các dịch vụ truyền thông sẽ tăng trưởng nhanh gần gấp đôi thì việc tăng cường chi tiêu cho lưới điện/cơ sở hạ tầng là cần thiết. Đồng thời, điều này sẽ mang lại lợi ích cho năng lượng, kim loại, tiện ích và thậm chí cả bán lẻ (tăng trưởng tiền lương ổn định hơn).