Sản phẩm chủ lực Hòa Phát và Formosa vào 'tầm ngắm' điều tra chống bán phá giá tại quốc gia đông dân nhất thế giới
Sau EU, Ấn Độ chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép cuộn cán nóng từ Việt Nam. Điều này gây áp lực không nhỏ đến Hòa Phát và Formosa - hai doanh nghiệp có khả năng sản xuất HRC trong nước.
Cục Phòng vệ thương mại thuộc Bộ Công Thương cho biết, ngày 14/8, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã khởi xướng vụ điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với thép cuộn cán nóng (HRC) có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Việt Nam. Bên nộp đơn yêu cầu là JSW Steel Limited và ArcelorMittal Nippon Steel India Limited - hai nhà sản xuất hàng đầu của quốc gia đông dân thứ nhất thế giới này.
Động thái này diễn ra sau sự suy thoái đáng kể trên thị trường thép Ấn Độ, khi giá chạm mức thấp nhất trong 3 năm do lượng nhập khẩu tăng và lượng xuất khẩu giảm. Ấn Độ là quốc gia sản xuất thép thô lớn thứ hai thế giới, đã trở thành nước nhập khẩu thép ròng trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3/2024.
Thời kỳ điều tra bán phá giá (POI) từ 1/1/2023 - 31/3/2024 (15 tháng) và thời kỳ điều tra thiệt hại từ 1/4/2020 - 31/3/2024.
Do mới nhận được Thông báo khởi xướng điều tra, Cục Phòng vệ thương mại đang phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đề nghị DGTR cung cấp thêm các thông tin cần thiết khác để chuyển tới các nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan.
"Cú đấm thép" 85.000 tỷ đồng của tỷ phú Trần Đình Long đang đếm ngược ngày ra lò cuộn thép HRC đầu tiên |
Hiện tại, chỉ có Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG ) và Formosa Hà Tĩnh là có khả năng sản xuất HRC tại Việt Nam. Hai công ty này cũng đã nộp đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá HRC nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc vào Việt Nam. Ngày 29/7 vừa qua, Bộ Công Thương đã chấp thuận yêu cầu trên và đang tiến hành điều tra.
Đánh giá về vấn đề này, BSC Research bày tỏ sự tự tin rằng thuế chống bán phá giá sẽ được thông qua, dựa trên hai lý do: (1) thuế chống bán phá giá sẽ tập trung vào các công ty thương mại không chứng minh được xuất xứ và có hành vi bán phá giá; (2) vị thế vững chắc của HPG trong ngành sản xuất trong nước. Từ đó, HPG và Formosa Hà Tĩnh có thể tăng sản lượng HRC thêm 1,5 - 3 triệu tấn/năm, tăng 20 - 30% so với cùng kỳ trong giai đoạn 2025 - 2026.
Hiệp hội Thép Việt Nam tổng hợp |
Thực tế, Ấn Độ không phải là thị trường xuất khẩu chính của thép Việt Nam, khi chỉ chiếm 2% thị phần. Các doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với rủi ro lớn hơn từ EU, khu vực chiếm 25% thị phần xuất khẩu, khi họ thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm HRC có xuất xứ từ Việt Nam vào ngày 8/8 vừa qua. Hai doanh nghiệp được gọi tên trong danh sách là Tập đoàn Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh.
Điều này tạo áp lực không nhỏ khi Hòa Phát dự kiến sẽ đưa Khu liên hợp Hòa Phát Dung Quất 2 có quy mô 85.000 tỷ đồng đi vào hoạt động vào quý I/2025, dự án sản xuất 5,6 triệu tấn HRC/năm và rất cần thị trường tiêu thụ. Trong khi đó, Formosa đang chìm trong thua lỗ do áp lực cạnh tranh về giá bán.
VN-Index tăng 11 điểm, cổ phiếu bất động sản vào 'cơn sốt' 
Ông Nguyễn Hùng Cường làm Chủ tịch HĐQT DIC Corp (DIG)