Sau sáp nhập, tỉnh này sẽ trở thành tỉnh rộng nhất Đồng bằng sông Cửu Long, tiềm lực kinh tế đáng gờm
Sau sáp nhập, tỉnh này có diện tích tự nhiên 9.888,91 km2.
Tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW về phương án sắp xếp 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo đó, hai tỉnh An Giang và Kiên Giang hợp nhất thành tỉnh mới, lấy tên gọi là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.
Ngày 21/4, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Tiến Hải; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành chủ trì họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang (đột xuất) về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Tỉnh Kiên Giang có diện tích tự nhiên 6.352,08 km2 và quy mô dân số 2.210.387 người; có 15 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 12 huyện và 3 thành phố); 143 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 116 xã, 17 phường và 10 thị trấn).
Tỉnh An Giang có diện tích tự nhiên 3.536,83 km2 và quy mô dân số 2.741.851 người; có 11 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 2 thành phố, 2 thị xã, 7 huyện), 155 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 110 xã, 27 phường, 18 thị trấn).
Phương án sắp xếp thành lập tỉnh An Giang trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Kiên Giang và toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh An Giang.
Sau sáp nhập, tỉnh An Giang mới có diện tích tự nhiên 9.888,91 km2, quy mô dân số 4.952.238 người; đặt trung tâm hành chính - chính trị tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang hiện nay.
Theo đó, tỉnh An Giang mới sẽ trở thành tỉnh có diện tích rộng nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Ngoài ra, tỉnh An Giang mới cũng có tiềm lực phát triển kinh tế lớn.
>>Thành phố xô đổ hàng loạt kỷ lục chỉ sau một đêm, sau sáp nhập còn bao nhiêu phường, xã?
![]() |
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet |
Theo Chi cục Thống kê tỉnh Kiên Giang, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,50% so với năm trước.
Về cơ cấu kinh tế (cơ cấu GRDP theo giá hiện hành): khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 36,86%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,13%; khu vực dịch vụ chiếm 37,84%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,17% (cơ cấu tương ứng năm 2023 là: 37,09%; 20,06%; 37,50%; 5,35%).
Tổng thu ngân sách năm 2024 ước tính đạt 16.977 tỷ đồng, vượt 0,42% dự toán, tăng 16,69% so với năm trước. Tổng chi ngân sách năm 2024 ước tính trên 19.266 tỷ đồng, đạt 86,18% dự toán năm, tăng 1,30% so năm trước.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2024 ước đạt 1.144,99 triệu USD, đạt 110,10% kế hoạch, tăng 14,46% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 1.000 triệu USD, đạt 108,70% kế hoạch năm, tăng 15,56% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất chủ yếu là thủy sản , gạo, nguyên liệu giày da và hàng hóa khác.
Tại An Giang, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước năm 2024 tăng 7,16% so cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 6,14%). Tăng trưởng năm 2024 của tỉnh xếp thứ 5 vùng ĐBSCL và xếp thứ 38 cả nước. Về quy mô GRDP của tỉnh đạt 126.771 tỷ đồng, xếp thứ 5 vùng ĐBSCL (sau các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, Kiên Giang).
Thu ngân sách Nhà nước từ kinh tế địa bàn năm 2024 là 8.100 tỷ đồng, đạt 113% so dự toán, bằng 107% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương đạt 19.922 tỷ đồng, đạt 99% dự toán, bằng 120% so cùng kỳ.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu cả năm 2024 của tỉnh đạt 1.457,7 triệu USD, tăng 5,62% so cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu đạt 1.222 triệu USD, tăng 3,63% so năm trước và tăng 3,12% so kế hoạch năm (kế hoạch 1.185 triệu USD). Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: thủy sản, gạo, rau quả đông lạnh, hàng may mặc (quần áo), hàng giày dép.
>>Đặt tên xã, phường có gắn số thứ tự: Người dân lên tiếng, địa phương hành động
Không để thất thoát, tiêu cực trong quản lý tài sản công khi sáp nhập
Sau sáp nhập tỉnh, lộ diện những ‘công xưởng' top đầu cả nước