Sau sáp nhập, tỉnh này vào top 10 quy mô kinh tế nhỏ nhất nhưng tiềm năng phát triển rất lớn
Tổng Bí Thư Tô Lâm khẳng định, Quảng Trị có rất nhiều tiềm năng, lợi thế lớn.
Tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW về phương án sắp xếp 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo đó, hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sẽ hợp nhất thành một tỉnh mới, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay.
Theo thống kê của VnExpress, sau sáp nhập, quy mô kinh tế của tỉnh Quảng Trị mới đạt 113.687 tỷ đồng, thuộc top 10 địa phương có quy mô kinh tế nhỏ nhất cả nước.
Văn phòng Trung ương Đảng đã có thông báo về kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Trị trong hai ngày 15 và 16/10/2024. Trong đó, nhấn mạnh, Quảng Trị có rất nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển các ngành công nghiệp.
Tổng Bí Thư Tô Lâm kết luận, Quảng Trị có rất nhiều tiềm năng, lợi thế lớn. Thứ nhất, có hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi đang được triển khai thực hiện, có đầy đủ hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và sắp tới là đường hàng không (sau này thêm đường cao tốc) giúp tỉnh kết nối Bắc – Nam, Đông – Tây. Đây là lợi thế lớn để thu hút các nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, Quảng Trị có nguồn năng lượng sạch, nguồn năng lượng xanh dồi dào, dư địa cho phát triển nguồn năng lượng tái tạo còn nhiều. Thứ ba, diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, tuy khó phát triển nông nghiệp nhưng lại là lợi thế cho phát triển công nghiệp.
Ngoài ra, tỉnh cũng có nguồn tài nguyên rất đa dạng, phong phú (sắt, đồng, vàng, titan, vật liệu xây dựng, trữ lượng khí đốt, dầu mỏ có các mỏ khí Báo Vàng, Kèn Bầu…) để phát triển các ngành công nghiệp.
![]() |
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet |
Theo số liệu công bố của Chi cục Thống kê tỉnh Quảng Trị, năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 5,97% so với năm 2023.
Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 4,34% so với năm 2023. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 ước đạt 34.463,49 tỷđồng.
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn từ đầu năm đến ngày 15/12/2024 đạt 4.349,69 tỷ đồng, bằng 111,50% dự toán địa phương và tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó thu nội địa 3.248,38 tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 1.005,34 tỷ đồng. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn năm 2024 (giá hiện hành) ước đạt 25.063,48 tỷ đồng, tăng 2,92% so với năm trước.
Tại Quảng Bình, nền kinh tế của tỉnh trong năm 2024 đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Ước tính tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2024 tăng 7,18% so với năm 2023. Trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,08%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 9,70%; khu vực dịch vụ tăng 7,23%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,23%.
Sản xuất công nghiệp quý IV và cả năm 2024 tiếp tục tăng trưởng và đạt được kết quả tích cực. Một số năng lực mới được đầu tư và đi vào hoạt động trong thời gian qua phát huy được hiệu quả như Nhà máy giấy Quảng Bình; Nhà máy sản xuất viên nén gỗ Dũng Nguyệt Anh; Nhà máy bê tông Nghi Sơn Quảng Bình.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp (theo giá so sánh 2010) ước tính quý IV/2024 tăng 8,20% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính cả năm 2024, giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 8,05% so với năm trước.
Tổng thu ngân sách Nhà nước tại địa bàn năm 2024 ước tính thực hiện hơn 6.960 tỷ đồng, vượt 14,7% so với dự toán địa phương giao; tăng 24,1% so với cùng kỳ; trong đó, nổi bật là thu thuế xuất nhập khẩu tăng 137,3%, đồng thời thu nội địa cũng tăng 8,9% so với cùng kỳ.
>>Trước thềm sáp nhập để thành 'siêu địa phương', TP.HCM thu hút thêm 2,4 tỷ USD
Sau sáp nhập, một tỉnh có thế mạnh về cà phê bất ngờ thành ‘vựa nuôi tôm’ lớn
Không để thất thoát, tiêu cực trong quản lý tài sản công khi sáp nhập