Hạ tầng - Chính sách

Siêu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 70 tỷ USD của Việt Nam có chuyển động mới

Quốc Chiến 18/09/2024 15:45

Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi về dự án đường sắt tốc độ cao này.

Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo.

Mục đích của phiên họp là kiểm tra, đôn đốc các công việc sau phiên họp thứ 13 và thảo luận các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình, dự án.

>> Khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam sẽ có 3 thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Theo báo cáo, tính đến nay, Ban Chỉ đạo đang quản lý 40 dự án thuộc danh mục 92 dự án thành phần, trải dài trên ba lĩnh vực chính: đường bộ, đường sắt và hàng không qua địa phận của 48 tỉnh, thành phố.

Qua 13 phiên họp trước, cả nước đã hoàn thành hai dự án trong tổng số 12 dự án thành phần (gồm cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 và tuyến Tuyên Quang - Phú Thọ) với tổng chiều dài 674km đi qua 15 tỉnh, thành phố. Hiện tại, cả nước đang thi công khoảng 1.700km đường cao tốc và chuẩn bị khởi công thêm 1.400km nữa.

Đáng chú ý, tại phiên họp, Bộ Giao thông vận tải thông tin rằng đã trình Bộ Chính trị Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Ngay trong phiên họp, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi về dự án đường sắt tốc độ cao này.

Hình ảnh 3D dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam do ChatGPT AI vẽ

(TyGiaMoi.com) - Hình ảnh 3D dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam do ChatGPT AI vẽ

Liên quan đến dự án trọng điểm này, ngày 12/9, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã đề nghị bổ sung 4 nội dung vào chương trình Kỳ họp thứ 8 (dự kiến khai mạc vào ngày 21/10) trong đó có việc xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, theo quy định tại khoản 3.3 Điều 3 của Nghị quyết số 103/2023/QH15 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Trước đó, vào tháng 7, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã chủ trì một cuộc họp riêng với Thường trực Chính phủ để bàn về chủ trương đầu tư dự án này.

>> Tuyến cao tốc hơn 11.000 tỷ, là 'mắt xích' chiến lược của miền núi Đông Bắc, được sử dụng một ứng dụng đặc biệt để thiết kế

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu kỹ lưỡng tổng mức đầu tư, bảo đảm phù hợp với các dự án đường sắt tốc độ cao của các nước có quy mô và tốc độ tương tự, đồng thời tính đến các yếu tố địa hình, địa chất của Việt Nam.

Thủ tướng cũng yêu cầu đánh giá khả năng thu hồi vốn, hiệu quả kinh tế, xã hội, tài chính, vận tải, logistics và nghiên cứu cơ chế huy động vốn từ nhiều nguồn bao gồm Trung ương, địa phương, vốn vay, phát hành trái phiếu và vốn doanh nghiệp.

Báo cáo trước Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải cho biết tuyến đường sắt tốc độ cao dự kiến có vận tốc thiết kế 350km/h, phục vụ cả hành khách và hàng hóa khi cần. Trong khi đó, tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện tại sẽ chủ yếu phục vụ vận tải hàng hóa với vốn đầu tư khoảng 70 tỷ USD.

Hình ảnh 3D khác của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam do ChatGPT AI vẽ

(TyGiaMoi.com) - Hình ảnh 3D khác của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam do ChatGPT AI vẽ

Kết luận tại phiên họp, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và làm rõ các vấn đề liên quan, nhằm đảm bảo thuyết phục các cấp có thẩm quyền.

Theo kế hoạch, tuyến đường sắt tốc độ cao dài khoảng 1.541km, đi qua 20 tỉnh, thành phố sẽ được triển khai trong vòng 10 năm với mục tiêu hoàn thành vào năm 2035.

"Để đạt được mục tiêu này, cần nghiên cứu và lựa chọn hướng tuyến ngắn nhất, thuận lợi nhất, đồng thời chọn tốc độ thiết kế khoảng 350km/h để trình phê duyệt", Thủ tướng phát biểu tại phiên họp..

Cũng trong tháng 7, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải - ông Nguyễn Danh Huy cũng chia sẻ thêm về dự án.

Theo ông, để có cơ sở nghiên cứu đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ đã phối hợp với các đoàn công tác của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, tham khảo kinh nghiệm từ những nước đã xây dựng đường sắt tốc độ cao.

Về mức giá vé dự kiến, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy cho biết, vé sẽ được chia thành ba hạng. Hạng vé thương gia sẽ có giá tương đương vé máy bay thương gia, phục vụ khách hàng cao cấp; hạng vé thứ hai sẽ có giá bằng 0,75% giá vé máy bay trung bình và hạng vé thứ ba bằng 0,45% giá vé máy bay trung bình. Cách định giá này nhằm giúp nhiều đối tượng khách hàng dễ dàng tiếp cận dịch vụ.

Theo phối hợp giữa Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục Thống kê, dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được dự báo sẽ góp phần tăng trưởng GDP khoảng 1% mỗi năm, từ năm 2025 đến năm 2037.

Hiện có nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản mong muốn hợp tác và hỗ trợ Việt Nam trong dự án quan trọng này.

>> Từng là đảo nghèo hoang sơ của tỉnh Quảng Ninh, giá đất nơi đây đã chạm ngưỡng 90 triệu đồng/m2

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 70 tỷ USD của Việt Nam: Thời điểm 'vàng' để triển khai, nguồn vốn phân bổ ra sao sau khi ấn định dấu mốc quan trọng?

Tuyến đường sắt dài 380km, đi qua 8 tỉnh thành, sở hữu 73 cây cầu lớn sẽ được khởi công vào năm 2027

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/sieu-du-an-duong-sat-toc-do-cao-bac--nam-hon-70-ty-usd-cua-viet-nam-co-chuyen-dong-moi-d133494.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Siêu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 70 tỷ USD của Việt Nam có chuyển động mới
    POWERED BY ONECMS & INTECH