Bảo tồn game không phải khái niệm mới song những nhà phát triển, phát hành lớn thường không mấy để tâm tới việc lưu giữ game.
Bảo tồn game không phải khái niệm mới, tuy nhiên những nhà phát triển, phát hành lớn thường không mấy để tâm tới việc lưu giữ game cho muôn đời sau.
Không ít những tựa game đình đám một thời nay đã thất lạc, chỉ còn được lưu giữ tại góc khuất nào đó của Internet.
Có lẽ đó là lý do Sony thành lập đội bảo tồn game của riêng mình. Tuy nhiên, thông tin nóng hổi này không phải do Sony công bố, mà cộng đồng game thủ phát hiện ra sự tồn tại của đội bảo tồn game thông qua một bài đăng LinkedIn.
Cụ thể, kỹ sư Garrett Fredley đăng bài khoe mình mới được Sony tuyển dụng. Hiện anh đang giữ vai trò kỹ sư xây dựng cấp cao tại Đội Bảo tồn Game của Sony, và người tạo cơ hội thăng tiến cho anh là Mike Bishop, giám đốc QA toàn cầu của PlayStation Studios.
Việc Sony thành lập đội bảo tồn game cho thấy nỗ lực lưu giữ những tựa game họ từng phát hành độc quyền trên các hệ máy PlayStation đã cũ.
Có lẽ Sony nhắm tới việc đưa game cũ lên những hệ máy mới, cho phép PS5 và những thế hệ sau này có thể chơi được game của nhiều thập kỷ trước.
Xu hướng remake (làm lại toàn bộ) và remaster (làm lại đồ họa) vẫn đang thịnh và phần đông game thủ vẫn là những người chơi chất chứa nhiều hoài niệm.
Đó là lý do tại sao các tựa game làm lại đồ họa vẫn rất ăn khách, và các nhà phát triển liên tục công bố các dự án “bình mới rượu cũ”.
Hướng đi này có thể sớm chứng kiến bước ngoặt tiếp theo, đó là các hãng lớn tự phát triển các phần mềm giả lập cho những game cũ. Cách đây không lâu, có bằng chứng cho thấy Nintendo đang phát triển phần mềm giả lập cho hệ máy Game Boy Color/Advance trứ danh một thời.
Sony lột xác hoàn toàn để trở lại đỉnh cao, cổ phiếu lên cao nhất kể từ năm 2000 
Samsung, Sony giảm giá linh kiện , miễn phí sửa chữa tivi, tủ lạnh... ngập nước sau bão Yagi