Sức hút từ thị trường đồ cũ: Các doanh nghiệp cạnh tranh, chia phần ‘miếng bánh’ tỷ USD
Năm 2026, thị trường đồ cũ tại Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng lên tới 5 tỷ USD.
Trong bối cảnh giá cả ngày càng tăng cao, việc sở hữu các vật dụng thiết yếu như điện thoại, laptop, ô tô… đang trở thành một thách thức lớn đối với hàng tỷ người. Chi phí cao khiến nhiều người phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định mua sắm, đặc biệt là các sản phẩm có giá trị lớn.
Trước thực trạng này, sản phẩm đã qua sử dụng nổi lên như một giải pháp tối ưu nhờ giá cả phải chăng và yếu tố bền vững. Không chỉ giúp giải quyết nhu cầu thiết yếu, xu hướng tiêu dùng này còn thúc đẩy sự phát triển ngành hàng trị giá hàng tỷ USD, tạo ra môi trường kinh doanh sôi động.
‘Miếng bánh’ tỷ USD
Theo RedSeer Strategy Consultants, thị trường đồ cũ tại Việt Nam hiện đạt giá trị khoảng 1,1 tỷ USD, với tiềm năng tăng trưởng lên tới 5 tỷ USD vào năm 2026. Tại khảo sát của Carousell Recommerce Index, 83% người Việt khẳng định từng mua sản phẩm đã qua sử dụng và sẽ tiếp tục ủng hộ mặt hàng này, tạo ra làn sóng tiêu dùng lan rộng từ những khu chợ truyền thống đến các nền tảng trực tuyến hiện đại.
Điều gì đã giúp của mặt hàng này được đánh giá cao? Trước tiên, tiết kiệm chi phí là yếu tố không thể bỏ qua trong bối cảnh kinh tế còn ảm đạm. Trong khi đó, xu hướng tiêu dùng bền vững đã trở thành trách nhiệm đối với môi trường, đặc biệt trong mắt thế hệ trẻ như Gen Z và Millennials.
Trong quá khứ, các sản phẩm secondhand là sân chơi của các tiểu thương, nơi những món đồ trao tay với giá trị khiêm tốn và chưa bài bản. Tuy nhiên, với sự bùng nổ về nhu cầu tiêu dùng, đồ cũ đã thu hút những tập đoàn lớn, thậm chí là các doanh nghiệp niêm yết. Các công ty không chỉ nhận thấy cơ hội mà còn nhận thức được giá trị bền vững trong việc kinh doanh mặt hàng này.
Các doanh nghiệp dồn lực kinh doanh sản phẩm cũ
Không thể bỏ qua sức hấp dẫn từ mặt hàng secondhand, nhiều doanh nghiệp niêm yết đã nhanh chóng nhập cuộc đường đua, ghi dấu ấn trên thị trường.
Ở mảng điện tử tiêu dùng, Digiworld (DGW ), nhà phân phối ICT hàng đầu, đã tiên phong kinh doanh đồ secondhand theo một cách hoàn toàn khác biệt: Digiworld (DGW) đã nâng tỷ lệ sở hữu tại chuỗi cầm đồ Vietmoney lên gần 73%, triển khai kinh doanh điện thoại di động và laptop đã qua sử dụng (secondhand).
Theo ông Đoàn Hồng Việt, Chủ tịch HĐQT Digiworld, hiện nay có hơn 40% thiết bị đang kết nối mạng là điện thoại iPhone. Lượng iPhone cũ đang hòa mạng gấp đôi lượng máy mới được bán hằng năm. Dòng điện thoại này có vòng đời khoảng 6 năm và khoảng 2-3 năm người dùng sẽ đổi máy mới, do đó, quy mô thị trường điện thoại đã qua sử dụng ở mức lớn. Đồng thời, biên lợi nhuận của các sản phẩm đã qua sử dụng cũng cao hơn máy mới.
Digiworld kết hợp cùng Vietmoney mang đến giải pháp tối ưu cho người tiêu dùng: Mua những chiếc điện thoại cũ chất lượng với mức giá ưu đãi, dễ dàng tiếp cận qua mạng lưới hơn 16.000 điểm bán trên cả nước. Không dừng lại ở đó, Vietmoney còn kinh doanh đa dạng danh mục sản phẩm cũ như: Xe máy, laptop, trang sức… Đồng thời, công ty cung cấp dịch vụ tài chính hiện đại, bao gồm cầm cố tài sản, bảo hiểm, thanh toán dịch vụ, và tư vấn tài chính cá nhân.
Nước đi chiến lược này đã giúp doanh thu mảng điện thoại của Digiworld tăng 26% trong quý III/2024, đạt con số ấn tượng 2.230 tỷ đồng. Tính đến hết 9 tháng đầu năm 2024, Digiworld ghi nhận 16.219 tỷ đồng doanh thu thuần và 302 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 16% và 11% so với cùng kỳ, củng cố vị thế dẫn đầu của mình.
>> Nhập cuộc ‘đường đua’ 13 tỷ USD, doanh nghiệp bán lẻ mở lối tăng trưởng lợi nhuận
Cơ cấu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 9 tháng đầu năm 2024 của Digiworld |
Digiworld kỳ vọng năm 2024 công ty sẽ ghi nhận 23.000 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD) doanh thu, tăng 15% so với năm 2023. Lãi ròng kỳ vọng đạt 490 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ, hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm. Tỷ trọng doanh thu chủ yếu vẫn đến từ 3 mảng kinh doanh cốt lõi: Điện thoại, thiết bị văn phòng và laptop.
Cơ cấu doanh thu dự kiến năm 2024 của Digiworld |
Ở mảng ô tô, Tasco (HUT ) xây dựng hệ sinh thái Carpla – nền tảng chuyên biệt dành cho mua bán xe ô tô đã qua sử dụng với mạng lưới showroom Carpla Automall trải dài từ Bắc vào Nam. Không dừng lại ở việc mua bán xe cũ, Carpla đóng vai trò quan trọng trong chuỗi dịch vụ khép kín về hạ tầng giao thông và dịch vụ ô tô, phối hợp chặt chẽ cùng các thành viên khác trong hệ sinh thái Tasco. Chiến lược này không chỉ đáp ứng nhu cầu khách hàng mà còn phục vụ trọn vẹn trong suốt vòng đời sử dụng xe, từ mua sắm, bảo dưỡng đến các dịch vụ hậu mãi, tạo nên giá trị bền vững cho hệ sinh thái ô tô của Tasco.
Dù tiềm lực lớn và đầu tư quy mô, song Tasco không phải là đơn vị tiên phong trong thị trường ô tô cũ. Đơn vị đầu tiên ra mắt Trung tâm kinh doanh ô tô đã qua sử dụng duy nhất tại Việt Nam là Haxaco (HAX ). Trung tâm ô tô này cũng kinh doanh Mercedes-Benz đã qua sử dụng, đồng thời chuyên sâu về mảng dịch vụ đồng sơn, độ và làm đẹp cho xe Mercedes-Benz.
Bên cạnh nhiều doanh nghiệp, các nền tảng mua bán đồ cũ cũng được ra mắt ngày càng nhiều: Chợ Tốt, Chợ Đồ cũ, Mua rẻ… ngày càng thu hút người dùng bởi sự thuận tiện và khả năng tiếp cận các sản phẩm giá rẻ.
>> Đầu tư mạnh vào tiếp thị, Digiworld (DGW) hướng đến kết quả kinh doanh vượt kế hoạch 
4 doanh nghiệp sắp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền từ 18-30% 
Haxaco (HAX) lên kế hoạch đưa công ty con lên sàn HoSE, triển khai từ tháng 11/2024