Tác động của việc Thụy Điển gia nhập NATO
Thụy Điển gia nhập NATO tại Washington hôm thứ Năm, hai năm sau khi Nga xung đột với Ukraine buộc quốc gia Bắc Âu phải suy nghĩ lại chính sách an ninh quốc gia của mình và kết luận rằng sự hỗ trợ dành cho liên minh này là sự đảm bảo an toàn tốt nhất.
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson đã bàn giao tài liệu cuối cùng cho chính phủ Mỹ vào thứ Năm, bước cuối cùng trong quy trình dài hơi nhằm đảm bảo sự ủng hộ của tất cả các thành viên tham gia liên minh quân sự NATO .
“Những điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói khi nhận được tài liệu từ Thủ tướng Kristersson.
Ông Blinken cho biết "mọi thứ đã thay đổi" sau cuộc xung đột tại Ukraine, đồng thời trích dẫn các cuộc thăm dò cho thấy sự thay đổi lớn trong dư luận Thụy Điển về việc gia nhập NATO.
Đối với NATO, sự hiện diện của Thụy Điển và Phần Lan, hai quốc gia có chung đường biên giới dài 1.340 km với Ng, là sự bổ sung quan trọng nhất trong nhiều thập kỷ. Đây cũng là một đòn giáng mạnh vào Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đang tìm cách ngăn chặn bất kỳ sự củng cố nào nữa của liên minh phương Tây.
Thụy Điển sẽ được hưởng lợi từ sự bảo đảm phòng thủ chung của liên minh, theo đó một cuộc tấn công vào một thành viên được coi là tấn công vào tất cả.
"Thụy Điển hôm nay là một quốc gia an toàn hơn chúng tôi hôm qua. Chúng tôi có các đồng minh. Chúng tôi có sự ủng hộ", ông Kristersson phát biểu tại Washington. "Chúng tôi đã nhận được sự đảm bảo trong liên minh phòng thủ phương Tây".
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết sự gia nhập của Thụy Điển khiến NATO "đoàn kết, quyết tâm và năng động hơn bao giờ hết", đồng thời nói thêm rằng việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh đồng nghĩa với việc bổ sung "hai quân đội có năng lực cao".
Thụy Điển bổ sung các tàu ngầm tiên tiến và một phi đội máy bay chiến đấu Gripen sản xuất trong nước khá lớn cho lực lượng NATO, đồng thời là mắt xích quan trọng giữa Đại Tây Dương và Baltic.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết trong một tuyên bố: “Việc Thụy Điển gia nhập giúp NATO mạnh hơn, Thụy Điển an toàn hơn và toàn bộ Liên minh an ninh hơn”.
Nga đe dọa sẽ thực hiện "các biện pháp đáp trả chính trị và quân sự-kỹ thuật" chưa xác định để đáp trả động thái của Thụy Điển.
Barbara Kunz, nhà nghiên cứu tại tổ chức tư vấn quốc phòng SIPRI, cho biết: “Tham gia NATO thực sự giống như mua bảo hiểm, ít nhất là miễn là Mỹ thực sự sẵn sàng trở thành nhà cung cấp bảo hiểm”.
Trong khi chính quyền Stockholm ngày càng xích lại gần NATO hơn trong hai thập kỷ qua, tư cách thành viên của liên minh quân sự này đánh dấu một sự đoạn tuyệt rõ ràng với quá khứ của Thụy Điể, khi trong hơn 200 năm qua nước này luôn né tránh liên minh quân sự và áp dụng lập trường trung lập trong thời chiến.
Sau Thế chiến thứ hai, nước này đã tạo dựng được danh tiếng quốc tế với tư cách là nước đi đầu về nhân quyền, và kể từ khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, các chính quyền Thụy Điển liên tiếp đã cắt giảm chi tiêu quân sự.
Trong khi Phần Lan gia nhập liên minh vào năm ngoái, Thụy Điển đã phải chờ đợi lâu hơn vì Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary, cả hai đều có quan hệ thân thiết với Nga, đã trì hoãn việc phê chuẩn việc gia nhập của Thụy Điển.
Thổ Nhĩ Kỳ đã chấp thuận đơn đăng ký của Thụy Điển vào tháng 1.
Hungary đã trì hoãn quyết định gia nhập của Thụy Điển cho đến khi Thủ tướng Kristersson có chuyến thăm thiện chí tới Budapest vào ngày 2/2, nơi hai nước đã đồng ý một thỏa thuận về máy bay chiến đấu.
NATO càng chia rẽ sâu sắc sau vụ rò rỉ kế hoạch tấn công cầu Crưm? 
NATO càng chia rẽ sâu sắc sau vụ rò rỉ kế hoạch tấn công cầu Crưm? 
Tỷ phú Elon Musk thắc mắc mục đích tồn tại của liên minh NATO