Thế giới

Tảng đá nổi tiếng mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới check-in hóa ra là đồ giả, cộng đồng mạng phẫn nộ

Ngọc Hân 10/11/2024 - 16:34

Đơn vị thi công đã sử dụng thanh thép để tạo hình, dùng gạch xây trụ bên trong, sau đó láng xi măng bên ngoài nhằm mô phỏng hình dáng của đá thật.

Cuối tháng 10 vừa qua, mạng xã hội Trung Quốc đã trở nên bùng nổ với hình ảnh gây tranh cãi về một tảng đá có tên “Đỉnh cao nhất của Bành Thành" trên đỉnh núi Wutong ở Thâm Quyến.

Du khách và cộng đồng mạng không khỏi bất ngờ khi phát hiện "tảng đá" này thực chất là công trình nhân tạo, được xây dựng từ gạch, xi măng và khung thép.

Tin tức này đã tạo nên làn sóng thất vọng và phản ứng mạnh mẽ, nhất là từ những du khách từng đến đây chiêm ngưỡng và chụp ảnh với "tảng đá nổi tiếng".

Khu thắng cảnh núi Wutong được thành lập vào năm 1989 và từ đó phát triển thành một địa điểm du lịch nổi tiếng. Đỉnh núi Wutong - nơi đặt tảng đá “Đỉnh cao nhất của Bành Thành" - cao 943,7m và là điểm cao nhất ở Thâm Quyến. Nơi này thu hút hàng triệu du khách mỗi năm, trở thành biểu tượng gắn liền với vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa địa phương.

Tảng đá nổi tiếng mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới check-in hóa ra chỉ là đồ giả, cộng đồng mạng phẫn nộ - ảnh 1
Đại diện khu thắng cảnh núi Wutong xác nhận rằng tảng đá là do con người tạo ra, có bề ngoài giả đá và được xây dựng vào năm 2004. Ảnh: Sohu

Ngày 28/10, khu thắng cảnh núi Wutong thông báo tạm đóng cửa đỉnh núi để tiến hành bảo trì và đảm bảo an toàn. Trong thời gian này, một số hình ảnh tiết lộ phần bên trong của tảng đá được chụp lại và chia sẻ trên mạng xã hội.

Qua đó, cộng đồng mạng ngỡ ngàng khi phát hiện bề ngoài của tảng đá là một lớp xi măng giả đá, bên trong là các hàng gạch được xây chồng lên làm khung trụ. Đặc biệt, một lỗ hổng lớn trên tảng đá để lộ kết cấu trụ rỗng và hệ thống gia cố, hoàn toàn khác với vẻ ngoài vững chắc mà du khách từng thấy.

Nhiều du khách bày tỏ sự thất vọng vì họ không ngờ một địa điểm du lịch nổi tiếng lại không phải cảnh quan thiên nhiên thuần túy mà là một công trình xây dựng.

"Tôi luôn nghĩ đó là đá thật, thậm chí tôi từng leo lên đó để chụp ảnh mà không biết đó là hàng giả", một du khách chia sẻ.

Trên mạng xã hội, không ít người phản ánh cảm giác “bị lừa” bởi một trong những địa điểm check-in nổi tiếng nhất Thâm Quyến.

Tảng đá nổi tiếng mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới check-in hóa ra chỉ là đồ giả, cộng đồng mạng phẫn nộ - ảnh 2
Rất đông du khách tới đây chụp ảnh, treo lên tảng đá để check in. Ảnh: The Sun

Đến ngày 30/10, đại diện khu thắng cảnh núi Wutong đã chính thức lên tiếng xác nhận tảng đá là công trình nhân tạo, được xây dựng vào năm 2004 với mục đích tạo thêm điểm nhấn cho đỉnh núi.

Họ cho biết "tảng đá" này là một hòn non bộ nhân tạo được đắp lớp xi măng bên ngoài để mô phỏng hình dáng đá tự nhiên, trong khi bên trong là các thanh thép và lớp gạch nhằm gia cố.

Theo đơn vị quản lý, việc bảo trì lần này bao gồm trám đầy phần rỗng bằng bê tông để tăng độ bền và đảm bảo an toàn cho du khách khi chụp ảnh.

Sự kiện về tảng đá nhân tạo tại núi Wutong không phải là lần đầu tiên Trung Quốc gặp tranh cãi về các danh thắng. Trước đó, thác Yuntai tại tỉnh Hà Nam cũng từng bị phát hiện là dòng nước được cung cấp từ một đường ống nhân tạo. Những trường hợp này làm dấy lên câu hỏi về việc bảo tồn các giá trị thiên nhiên trong phát triển du lịch.

Theo Sohu, The Sun

>> ‘Thiên tài Toán học’ 17 tuổi từng vượt mặt hàng loạt Giáo sư, sinh viên MIT, Harvard bị phát hiện gian lận thi cử, thầy giáo là đồng phạm tiếp tay

Chuyện thật tưởng đùa: Quốc gia châu Âu bán lon ‘không khí nguyên chất’ với giá gần 300.000 đồng cho khách du lịch

Phát hiện manh mối mới, Malaysia sắp khởi động cuộc tìm kiếm máy bay mất tích MH370 sau 10 năm?

Theo thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/tang-da-noi-tieng-moi-nam-thu-hut-hang-trieu-du-khach-toi-checkin-hoa-ra-chi-la-do-gia-cong-dong-mang-phan-no-129726.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Tảng đá nổi tiếng mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới check-in hóa ra là đồ giả, cộng đồng mạng phẫn nộ
    POWERED BY ONECMS & INTECH