Tập thể dục buổi sáng hay buổi tối giúp hạ đường huyết nhanh hơn?
Chọn sai thời điểm tập thể dục sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng ở những người có đường huyết cao.
Tập thể dục  thường xuyên là một trong những cách phổ biến và hiệu quả nhất để rèn luyện, nâng cao sức khỏe . Đặc biệt, đối với những người mắc bệnh tiểu đường , việc vận động đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ổn định đường huyết. Do đó, các bác sĩ thường khuyến khích người bệnh nên thường xuyên tập thể dục hay tập luyện một số môn thể thao để cải thiện tình trạng bệnh.
Sáng sớm có phải thời điểm "vàng"?
Thông thường, khung giờ tập luyện thể dục thể thao  phổ biến nhất trong ngày là vào buổi sáng sớm khi vừa thức dậy và buổi tối. Vậy đối với người bị bệnh tiểu đường, tập luyện thời điểm nào giúp hạ đường huyết tốt nhất?
Nhiều người quan niệm rằng sáng sớm là thời điểm "vàng" để tập thể dục, song đây chỉ là quan điểm hình thành do thói quen vận động vào sáng sớm của đa số. Thứ nhất, việc người mắc bệnh tiểu đường tập thể dục buổi sáng là rất phản khoa học, nhất là khi nhịn ăn sáng để tập thể dục, trường hợp này dễ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết trong lúc tập khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, thậm chí ngất xỉu.
Thứ hai, việc tập thể dục buổi tối cũng không khoa học và dễ dẫn đến bệnh tiểu đường. Bởi lẽ khi vận động, các cơ quan hoạt động năng suất hơn, cơ thể sẽ sản sinh ra một chất khiến thần kinh người đó trở nên hưng phấn. Nếu tập thể dục vào buổi tối muộn sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, dẫn đến hiện tượng tăng đường huyết lúc đói vào ngày hôm sau.
Thời điểm luyện tập tốt nhất để kiểm soát đường huyết
Tập luyện vào buổi chiều có lợi hơn
Các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Brigham and Women và Trung tâm Tiểu đường Joslin, thuộc Trường Y Harvard, đã sử dụng dữ liệu từ nghiên cứu "Sáng kiến Sức khỏe bệnh tiểu đường" để so sánh các biện pháp can thiệp lối sống tích cực với những người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, thừa cân hoặc béo phì  nhằm theo dõi sự tiến triển của bệnh tim mạch .
Các nhà nghiên cứu đã chọn ngẫu nhiên 955 người, cho họ đeo máy đo gia tốc và nhịp tim trong 4 ngày đêm để theo dõi mức độ hoạt động thể chất với đường huyết. Để phân loại hiệu quả của thời điểm tập thể dục, họ đã chia thành ba khung giờ: 6h đến trưa, từ trưa đến 18h và từ 18h đến nửa đêm.
Kết quả cho thấy những người tập thể dục vào buổi chiều giảm 18% khả năng kháng insulin và hoạt động vào buổi tối giảm 25% khả năng kháng insulin. Tập luyện kéo dài suốt cả ngày hoặc chỉ vào buổi sáng dường như không ảnh hưởng đến hàm lượng chất béo trong gan và tình trạng kháng insulin, trong khi hoạt động thể chất vào buổi chiều và buổi tối thì tác động rõ rệt.
Do đó, đây là khung giờ lý tưởng mà bệnh nhân tiểu đường có thể vận động nhẹ nhàng. Một số môn thể thao thích hợp mà người bệnh có thể tham khảo bao gồm: đi bộ , chạy chậm, yoga , đạp xe trong phòng tập hay bơi lội …
Nên tập thể dục sau bữa ăn một giờ
Li Qingming, bác sĩ trưởng Khoa Nội tiết, Bệnh viện Trung ương Trịnh Châu trực thuộc Đại học Trịnh Châu, chỉ ra thời gian cụ thể để tập thể dục buổi chiều là sau bữa ăn khoảng một giờ. Nguyên nhân do trong khoảng thời gian này, thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ nhanh hơn, đặc biệt là đường được hấp thụ nhanh nhất nên lượng đường trong máu sẽ tăng lên đáng kể.
Nếu bạn bắt đầu tập thể dục vào thời điểm này, quá trình dị hóa đường sẽ được tăng cường, từ đó làm giảm nguy cơ lượng đường trong máu tăng lên sau bữa ăn và ngăn ngừa sự dao động của đường huyết.
4 lý do đi bộ thường xuyên sẽ giúp kéo dài tuổi thọ 
8 thói quen duy trì hàng ngày có thể đánh mất 20 năm tuổi thọ