Tham gia chuyến đi khảo cổ thực tế, 4 học sinh tiểu học tìm thấy ‘báu vật’ vàng ròng 4.000 năm tuổi dưới gò mộ cổ
Món đồ tìm thấy có niên đại khoảng 2.300 năm trước Công nguyên ở dưới lòng đất ngay chỗ gò mộ cổ.
Theo thông tin trên tờ Independent, cách đây nhiều thập kỷ, một nhóm học sinh Trường Tiểu học Alston ở Cumbria, (Anh) đã có cơ hội tham gia chuyến thực tế khảo cổ tại Kirkhaugh, Northumberland. Trong chuyến đi này, 4 cậu bé đã tình cờ phát hiện một kho báu vàng  vô cùng quý giá. Món đồ tìm thấy có niên đại khoảng 2.300 năm trước Công nguyên ở dưới lòng đất ngay chỗ gò mộ cổ.
4 cậu bé đã tình cờ phát hiện một kho báu vàng (Ảnh: NORTH PENNINES AONB)
Sau quá trình khảo sát và phân tích kỹ lưỡng, các chuyên gia khảo cổ học  đã đưa ra kết luận về món đồ mà 4 học sinh tiểu học phát hiện đó là một chiếc cài tóc dài 33mm, có niên đại khoảng hơn 4.000 năm. Được chế tác bởi một thợ kim hoàn, chiếc cài tóc này mở ra nhiều giả thuyết lịch sử thú vị.
Giám định viên Andrew Herrington sau đó đã xác nhận đây là một kho báu trong phiên điều trần tại tòa thị chính Morpeth, ngay sau khi món đồ được khai quật.
Ngoài ra, phát hiện này cũng được so sánh với cuộc khai quật nổi tiếng tại Kirkhaugh vào năm 1935, do nhà khảo cổ học Herbert Maryon dẫn dắt. Một số ý kiến cho rằng chiếc cài tóc này có thể là một cặp với món đồ mà Maryon tìm thấy. Ngoài chiếc cài tóc, còn có ba mũi tên đá lửa và một cúc áo, tất cả đều góp phần làm phong phú thêm bức tranh về cuộc sống cổ đại.
Các chuyên gia khảo cổ học đã đưa ra kết luận về món đồ mà 4 học sinh tiểu học phát hiện đó là một chiếc cài tóc dài 33mm ( Ảnh: The History Blog)
Theo thông tin trên tờ Bajrfed, Paul Frodsham - người đứng đầu dự án Khảo cổ học Altogether của Đối tác AONB, được tài trợ bởi Quỹ Xổ số Di sản, chia sẻ: "Tất cả các địa điểm khảo cổ đều quan trọng theo cách riêng của chúng, nhưng đây là một trường hợp ngoại lệ. Phát hiện này có thể được coi là dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu của hoạt động khai thác khoáng sản ở Bắc Pennines, mở đường cho việc khai thác chì và bạc của người La Mã và cuối cùng dẫn đến sự phát triển của ngành công nghiệp chì hậu trung cổ, một trong những ngành nổi bật của khu vực này và được biết đến trên toàn thế giới".
Từ khi được phát hiện, chiếc cài tóc này đã được các chuyên gia khảo cổ học xác định là một báu vật. Nhiều ý kiến cho rằng nó có thể được chế tác bởi một thợ kim hoàn cổ đại, người có thể đã di cư từ một vùng đất thuộc Anh hiện nay để tìm kiếm vàng và đồng.