Tháng đầu áp dụng non-prefunding: Hơn 19.000 giao dịch với tổng giá trị 9.000 tỷ đồng được tổ chức nước ngoài thực hiện
Theo thông tin VSDC nhận phản hồi từ 4 công ty chứng khoán và 5 ngân hàng lưu ký, tính đến hết ngày 29/11/2024, tổng cộng có 327 tài khoản nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đăng ký giao dịch yêu cầu ký quỹ trước (NPF) tại các công ty này.
Sáng ngày 6/12, Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam phối hợp với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance tổ chức hội thảo “Toàn cảnh thị trường vốn năm 2024 và triển vọng năm 2025” với chủ đề: “Phát triển bền vững thị trường vốn Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”. Hội thảo nhằm đánh giá toàn diện hoạt động thị trường vốn trong năm 2024, định hướng giải pháp phát triển cho năm 2025 và xa hơn.
Toàn cảnh hội thảo (Nguồn: Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance) |
Theo Báo Đầu tư, chia sẻ tại hội thảo, bà Tạ Thanh Bình - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) cập nhật về tình hình giao dịch, thanh toán giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh (giao dịch NPF) tại các đơn vị này (nếu có) sau gần 1 tháng triển khai Thông tư 68, với 1 trong các nội dung quan trọng nhất là bỏ yêu cầu bắt buộc ký quỹ (non-prefunding) đối với nhà đầu tư tổ chức nước ngoài.
Cụ thể, theo thông tin VSDC nhận phản hồi từ 4 công ty chứng khoán là MayBank MSVN), SSI, HSC, Vietcap và 5 ngân hàng lưu ký (HSBC, Standard CharterBank, Deutsche Bank, Citi Bank và BIDV), đến hết ngày 29/11/2024, tổng cộng có 327 tài khoản nhà đầu tư tổ chức nước ngoài (NĐTNN) đăng ký giao dịch NPF tại các công ty chứng khoán này. Trong tháng 11/2024, các NĐTNN này đã thực hiện hơn 19.000 giao dịch với tổng giá trị khoảng 9.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 4,7% số lượng giao dịch mua; 11% tổng giá trị giao dịch mua chứng khoán (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, CW) tại các công ty chứng khoán này.
TS Tạ Thanh Bình - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (Nguồn: Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance) |
Cũng theo bà Bình, VSDC và các bên liên quan thực hiện khá tốt, không để xảy ra trường hợp tổ chức nước ngoài thiếu tiền dẫn đến phải chuyển nghĩa vụ thanh toán cũng như ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán của thị trường. Việc cung cấp dịch vụ, quản lý rủi ro giao dịch NPF của công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký cũng như việc sử dụng cơ chế giao dịch NPF của tổ chức nước ngoài về cơ bản được thực hiện theo hướng thận trọng, an toàn.
“Các nhà đầu tư cũng rất thận trọng, hoàn tất chuyển tiền vào ngày T+1 thậm chí ngay vào chiều ngày giao dịch”, đại diện VSDC cũng cho hay. Trường hợp hiếm hoi VSDC nhận thấy trong tháng 11/2024 đã có 2 lần HSBC xác nhận NĐTNN không đảm bảo khả năng thanh toán vào ngày T+1. VSDC đã phối hợp chặt chẽ với HSBC và 2 công ty chứng khoán nơi NĐTNN đặt lệnh để làm rõ thông tin tài khoản NĐTNN, giao dịch không đảm bảo khả năng thanh toán (cổ phiếu, số tiền thiếu, số hiệu lệnh…) để sẵn sàng chuyển nghĩa vụ thanh toán đối với giao dịch này sang công ty chứng khoán để bù trừ, thanh toán nếu NĐTNN không có đủ tiền trên tài khoản trong thời hạn quy định. Tuy nhiên, đến ngày T+2, các NĐTNN đã có đủ tiền để thanh toán nên các giao dịch này đã được VSDC thanh toán theo quy trình thông thường.
>> Lãnh đạo VSDC cập nhật tiến độ nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam
Startup AI 'phi thường' của tỷ phú Phạm Nhật Vượng trở thành một phần của NVIDIA 
FLC có tân Chủ tịch, bà Bùi Hải Huyền trở lại vị trí Tổng Giám đốc