Thêm nhiều doanh nghiệp ‘nói lời chia tay’ với HoSE

04-04-2024 14:17|Hồ Nga

Loạt doanh nghiệp đã nhận thông báo phải hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

"Mùa" báo cáo tài chính kiểm toán hàng năm cũng là lúc các nhà đầu tư chứng kiến sự "ra đi" của nhiều doanh nghiệp trên sàn chứng khoán. Những ngày gần đây Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) liên tục công bố thông tin về việc hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu.

Kiểm toán từ chối cho ý kiến, XNK Quảng Bình phải hủy niêm yết

Mới đây nhất, ngày 2/4, HoSE cho biết đã nhận được báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 của CTCP Xuất Nhập khẩu Quảng Bình (mã chứng khoán QBS).

Nội dung báo cào tài chính ghi nhận thông tin: Công ty TNHH kiểm toán và Tư vấn UHY đã từ chối đưa ra ý kiến đối với BCTC kiểm toán năm 2023 của công ty. Do vậy cổ phiếu QBS của XNK Quảng Bình sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định.

Kiểm toán viên báo cáo, không thể tham gia chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho cũng như không thực hiện được các thủ tục thay thế. Kiểm toán viên không thể đánh giá được tính hiện hữu và tính giá trị của hàng tồn kho trị giá hơn 55 tỷ đồng, cũng không đánh giá được giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập.

Ngoài ra tại thời điểm lập báo cáo kiểm toán, chưa nhận được thư xác nhận số dư các khoản công nợ phải thu ngắn hạn của khách hàng (404 tỷ đồng); các khoản phải trả ngắn hạn (43 tỷ đồng)...

Do vậy, kiểm toán từ chối cho ý kiến trên BCTC của XNK Quảng Bình.

Thêm nhiều doanh nghiệp ‘nói lời chia tay’ với HoSE

Chiếu xạ An Phú và Nước giải khát Chương Dương rời sàn do kinh doanh thua lỗ

Kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp, chủ thương hiệu nước giải khát Sá Xị - CTCP Nước giải khát Chương Dương mới đây cũng đã nhận được công văn từ HoSE về việc cổ phiếu SCD của công ty sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc.

CTCP Nước giải khát Chương Dương tiền thân là nhà máy Usine Belgique thuộc Tập đoàn B.G.I (Pháp). Đây là nhà máy sản xuất nước giải khát lớn nhất miền Nam giai đoạn trước năm 1975. Giữa năm 1977, Tập đoàn B.G.I chính thức chuyển nhượng quyền sở hữu và bàn giao toàn bộ nhà máy cho nhà nước với tên gọi nhà máy nước ngọt Chương Dương.

>> Một công ty thành viên Sabeco (SAB) sắp hủy niêm yết sau 17 năm trên HoSE

Năm 2004, Chương Dương chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần và niêm yết tại HoSE sau đó hai năm. Đến nay, sau 18 năm, doanh nghiệp chủ thương hiệu nước giải khát Sá Xị đã phải ngậm ngùi rời sàn.

Năm 2023 công ty lỗ lớn gần 120 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế đến 31/12/2023 SCD lên hơn 200 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 11,7 tỷ đồng.

Thêm nhiều doanh nghiệp ‘nói lời chia tay’ với HoSE

Cũng vì kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp, hơn 20,1 triệu cổ phiếu APC của Chiếu xạ An Phú đã nhận “án” hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE từ 29/4 tới đây.

Chiếu xạ An Phú được biết đến là doanh nghiệp ngành chiếu xạ duy nhất của Việt Nam đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán.

Khác nguyên nhân, trước đó cổ phiếu POM của CTCP Thép Pomina cũng đã bị gọi tên vì chậm nộp BCTC kiểm toán 3 năm liên tiếp. POM rơi vào trường hợp cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định.

>> Cổ phiếu Pomina (POM) nhận án hủy niêm yết, hai doanh nghiệp tới từ Bình Dương báo 'tin buồn' chỉ trong 1 ngày

HoSE chỉ đích danh 3 công ty chậm nộp báo cáo kiểm toán 2023, một doanh nghiệp bị hủy niêm yết bắt buộc

Cổ phiếu Pomina (POM) nhận án hủy niêm yết, hai doanh nghiệp tới từ Bình Dương báo 'tin buồn' chỉ trong 1 ngày

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/them-nhieu-doanh-nghiep-noi-loi-chia-tay-voi-hose-229314.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Thêm nhiều doanh nghiệp ‘nói lời chia tay’ với HoSE
    POWERED BY ONECMS & INTECH