Phiên ngày 26/3, VN-Index tăng 14,35 điểm lên 1.282,21 điểm. Một cổ phiếu ngành chứng khoán bị khối ngoại 'xả' gần 400 tỷ đồng.
14h45: Lực cầu vào mạnh dần về cuối phiên giao dịch giúp VN-Index tăng 14,35 điểm (+1,13%) lên 1.282,21 điểm. Như vậy, thị trường đã lấy lại số điểm giảm vào phiên trước đó (25/3).
Điểm tích cực là phiên hồi phục có sự lan tỏa dòng tiền đến nhiều nhóm ngành, đặc biệt là nhóm ngân hàng. Độ rộng thị trường lệch hẳn về bên tăng với 342 mã tăng điểm, 139 mã giảm điểm và 61 mã tham chiếu.
Tuy nhiên, thanh khoản phiên hôm nay tương đối thấp, đạt 21.890 tỷ đồng, tương đương 941,7 triệu cổ phiếu, thấp hơn 17% so với trung bình khối lượng 20 phiên. Một phần nguyên nhân bởi thiếu văng giao dịch của các nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch tại VNDirect.
Đối diện thông tin tiêu cực, cổ phiếu VND giảm 2,09%, rút chân về cuối phiên và bị khối ngoại bán ròng 396,2 tỷ đồng.
Ở diễn biến có liên quan, Ngân hàng Nhà nước phát (NHNN) hành 3.700 tỷ đồng tín phiếu trong ngày 26/3. Ngày 25/3, NHNN phát hành 7.200 tỷ đồng qua tín phiếu. Như vậy, đà hút tiền đã giảm đi nhiều, do trước đó NHNN liên tục hút ròng 15.000 tỷ đồng/ngày thông qua kênh này.
14h: VN-Index tăng 12,83 điểm, lấy lại mốc 1.280 điểm. Toàn thị trường có 22/25 nhóm ngành tăng điểm, trong đó, nhóm ngân hàng tăng 1,29% giúp chỉ số đi lên nhanh chóng.
Khối ngoại giảm áp lực bán trong phiên chiều, duy trì mức bán ròng quanh 180 tỷ đồng, tuy nhiên cổ phiếu VND bị gia tăng lực bán lên 493,5 tỷ đồng, MWG là 138,4 tỷ đồng... Nhóm này tích cực mua vào các cổ phiếu PDR, VPB, GEX...
11h30: VN-Index kết thúc phiên sáng tại 1.276,1 điểm, tăng 8,24 điểm, phục hồi hơn 50% cây giảm điểm phiên hôm qua (25/3).
Nhóm ngân hàng đóng góp chính vào đà tăng điểm khi toàn nhóm ngành tăng 0,92%. Các cổ phiếu vốn hóa lớn như VPB (+2,65%), BID (+1,32%), VCB (+0,42%) giúp chỉ số chung tăng 2,5 điểm.
Dòng tiền lan tỏa về cuối phiên, có 18/25 nhóm ngành giữ sắc xanh. Độ rộng thị trường lệch về bên mua với 255 mã tăng điểm, 170 mã giảm điểm và 84 mã tham chiếu.
Thiếu vắng giao dịch của các nhà đầu tư tại VNDirect, thanh khoản thị trường phiên sáng đạt 10.771 tỷ đồng, tương đương 474,8 triệu cổ phiếu.
Chiều nay là phiên hàng về của 1,2 tỷ cổ phiếu được mua khi VN-Index break vùng 1.280 điểm.
10h30: VN-Index tăng 4,14 điểm lên 1.272 điểm. Đà tăng bắt đầu lan tỏa, số cổ phiếu tăng điểm cân bằng với số cổ phiếu giảm điểm. Thị trường có 14/25 nhóm ngành tăng điểm, tăng mạnh nhất là nhóm nhựa và hóa chất (+1,24%), tiếp theo là nhóm thiết bị điện (+0,83%).
ASM bất ngờ đón dòng tiền lớn, tăng trần với dư mua trên 3 triệu cổ phiếu. Ngày hôm qua, ASM thông báo kế hoạch năm 2024 với mục tiêu lợi nhuận sau thuế 800 tỷ đồng, tăng gần 4 lần so với thực hiện năm 2023.
Nước ngoài tiếp tục gia tăng bán ròng cổ phiếu VND lên 295,2 tỷ đồng, từ đó khiến lượng bán ròng trong phiên tăng lên 183 tỷ đồng.
VN-Index trải qua phiên giao dịch giảm điểm khá mạnh vào ngày 25/3, chỉ số giảm 13,94 điểm về 1.267,86 điểm sau một nhịp tăng tốt vào tuần trước đó giúp chỉ số vượt lên 1.280 điểm.
Ngày hôm qua, thị trường cũng đón nhận một số tin tức nổi bật như hệ thống của VNDirect không truy cập được, các nhà đầu tư mở tài khoản tại đây không thực hiện được giao dịch. Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu 7.200 tỷ đồng, giảm bớt so với con số 15.000 tỷ đồng thường thấy.
9h30: Vào phiên giao dịch ngày 26/3, chỉ số có sự phục hồi nhẹ ngay đầu phiên sáng.
VN-Index tăng 1,41 điểm (+0,11%) lên 1.269,27 điểm, thanh khoản 110 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, xuất hiện "xanh vỏ, đỏ lòng", độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 217 mã giảm điểm, 132 mã tăng điểm và 76 mã tham chiếu.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng 51 tỷ đồng, các cổ phiếu bị bán mạnh nhất gồm VND  (110 tỷ đồng), MWG  (21,1 tỷ đồng)... Ở chiều ngược lại, nhóm này mua vào VPB  (34,9 tỷ đồng), PDR  (16,3 tỷ đồng),...
Gặp áp lực bán, cổ phiếu VND giảm 3,97% với thanh khoản 24 triệu cổ phiếu.
>> Nhận định chứng khoán 26/3: Thị trường vẫn còn cơ hội tăng điểm trở lại
Chứng khoán VNDirect (VND) sẽ vận hành trở lại vào sáng thứ Năm (28/3) 
Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR): Lãi tăng trăm tỷ đồng sau kiểm toán