Thoái vốn Nhà nước bất thành tại doanh nghiệp từng có giá cổ phiếu cao nhất TTCK suốt 22 năm
Giá cổ phiếu sàn HoSE từng lập kỷ lục 847.000 đồng/cp hồi tháng 5/2007. Khi đó, nhà đầu tư sở hữu 1.000 cổ phiếu tương đương nắm trong tay 665 chỉ vàng SJC.
Quỹ Phát triển Đầu tư, thuộc UBND tỉnh Bình Định, thông báo chỉ bán được 100 cổ phiếu trong tổng số 3.098.184 cổ phiếu đăng ký bán tại CTCP Khoáng sản Bình Định (Mã BMC  - HOSE) từ ngày 23/10 đến 21/11. Trong cùng thời điểm, cổ phiếu BMC giảm gần 17%, về mức 19.500 đồng/cổ phiếu nhưng vẫn cao hơn 140% so với giá khi VN-Index tạo đáy ở 874 điểm.
Quỹ này hiện nắm giữ 25% vốn tại BMC, cùng với Văn phòng Tỉnh ủy Bình Định (21,32%) trở thành hai cổ đông lớn nhất. Trước đó, UBND tỉnh Bình Định đã công bố kế hoạch thoái toàn bộ vốn Nhà nước, từ mức 49% vốn, nhằm tái cơ cấu doanh nghiệp và thu hút nhà đầu tư chiến lược vào lĩnh vực khai khoáng.
BMC, doanh nghiệp chuyên khai thác và chế biến khoáng sản, đặc biệt là titan, đã ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận liên tục giai đoạn 2020-2023. Lợi nhuận sau thuế tăng từ 14,9 tỷ đồng năm 2020 lên 24,2 tỷ đồng năm 2023, bất chấp doanh thu biến động.
Trong 9 tháng năm 2024, BMC đạt 134 tỷ đồng doanh thu và 17,5 tỷ đồng lãi ròng, tương ứng 74,4% và 103% kế hoạch cả năm.
Niêm yết trên HoSE từ tháng 12/2006, BMC là một trong những cổ phiếu đời đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam. Mã từng đạt giá lịch sử ở mức 847.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 21/5/2007, thời điểm giá trị 1.000 cổ phiếu tương đương 665 chỉ vàng SJC.
Dù hiện tại không còn ở đỉnh cao như trước, BMC vẫn là mã cổ phiếu thu hút sự quan tâm nhờ tiềm năng ngành khai khoáng và chiến lược thoái vốn Nhà nước.
>> BMC báo lãi quý 3 gần gấp đôi cùng kỳ, cổ phiếu nắm giữ kỷ lục TTCK suốt 22 năm 
Từ chuyện cổ đông ngoại thoái vốn đến đoạn ‘gấp khúc’ trong hành trình 10 năm của VIB 
Vingroup thoái vốn, Vincom Retail trở thành công ty lớn thứ 4 ngành bất động sản