Doanh thu môi giới, cho vay margin chỉ chiếm chiếm 1% cơ cấu tổng doanh thu; hao hụt dòng tiền kinh doanh vì chi phí tăng; "Thua đau" với danh mục đầu tư cổ phiếu hay nghi vấn về việc huy động vốn vay khủng để trả nợ là những gì rất nhiều nhà đầu tư tỏ ra quan ngại sau khi Chứng khoán Tiên Phong - (Mã ORS - HOSE) công bố báo cáo tài chính quý II/2022.
Công ty Chứng khoán Tiên Phong - (Mã ORS - HOSE) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2022 với ghi nhận doanh thu 661 tỷ đồng - gấp 2,3 lần cùng kỳ quý II/2021 song đã giảm đáng kể so với mức 881 tỷ đồng của quý đầu năm nay; lỗ sau thuế 129 tỷ đồng (so với mức lãi 221 tỷ đồng trong quý I); lợi nhuận sau thuế tại thời điểm 30/6/2022 đạt 246 tỷ đồng.
Doanh thu môi giới, cho vay margin chiếm 1% cơ cấu tổng doanh thu: Trong cơ cấu doanh thu của TPS, chiếm chủ đạo vẫn là các khoản thu từ hoạt động FVTPL và hoạt động tư vấn tài chính. Trong khi đó, doanh thu từ hoạt động môi giới và cho vay tiếp tục suy giảm so với quý đầu năm (đạt lần lượt 18 và 48 tỷ đồng) - chiếm tỷ trọng dưới 1% cơ cấu tổng doanh thu.
Lỗ "khủng" từ đánh giá lại giá trị các khoản đầu tư
Chi phí hoạt động FVTPL trong quý II/2022 bất ngờ tăng mạnh gấp 2,4 lần quý I lên mức 527 tỷ đồng trong đó lỗ do đã bán các khoản đầu tư 367 tỷ đồng và chênh lệch do đánh giá lại các khoản đầu tư là 160 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí hoạt động môi giới và nghiệp vụ lưu ký chứng khoán cũng khiến TPS thâm hụt 25 tỷ đồng sau trừ chi phí trong quý II/2022.
"Thua đau" với danh mục đầu tư cổ phiếu: Cụ thể, với hoạt động FVTPL, Chứng khoán Tiên Phong lần lượt ghi nhận các khoản thua lỗ từ danh mục đầu tư chứng khoán trong đó -36,7 tỷ đồng (-39%) với cổ phiếu BCG, -20,6 tỷ đồng (-43%) với cổ phiếu VND, -13,5 tỷ đồng (-37%) với cổ phiếu HCM, - 28,9 tỷ đồng (-47%) với cổ phiếu HNG, -26,9 tỷ đồng (-34%) với cổ phiếu NLG; -21,2 tỷ đồng (-30%) với cổ phiếu PLX. Bên cạnh các mã này, TPS cũng lỗ thêm 37,5 tỷ đồng với phần danh mục đầu tư chứng khoán còn lại.
Huy động vốn trái phiếu để trả nợ vay (?): Lũy kế 6 tháng đầu năm, TPS đạt tổng doanh thu 1.472 tỷ đồng - gấp 2,7 lần bán niên 2021; lợi nhuận sau thuế giảm mạnh 38% YoY về còn 92 tỷ đồng.
Dư nợ cho vay margin và hoạt động ứng trước tiền bán của khách hàng giảm lần lượt về còn 1.478 tỷ và 96 tỷ đồng khiến công ty hụt thu lớn.
So với thời điểm đầu năm, tổng tài sản của công ty chứng khoán này tăng thêm 1.264 tỷ đồng lên mức gần 6.000 tỷ (chủ yếu do lượng tiền mặt và tương đương tăng mạnh 1.000 tỷ đồng); nợ phải trả tăng thêm 1.200 tỷ đồng lên mức 3.794 tỷ (chủ yếu do gia tăng các khoản nợ trái phiếu) song đã tăng khoảng 2.800 tỷ đồng so với thời điểm cuối quý I/2022.
Lưu chuyển dòng tiền từ hoạt động tài chính của công ty sau 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước về mức gần 900 tỷ đồng. Đáng nói, trong giai đoạn này, TPS bất ngờ xuất hiện thêm khoản vay mới hàng nghìn tỷ đồng; số tiền này được dùng cho việc tri trả một số khoản nợ gốc đã vay (giá trị 3.710 tỷ đồng) và gia tăng lượng tiền nhằm phục vụ cho các hoạt động cho vay.
Dữ liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, giai đoạn từ quý III/2021 đến nay, Chứng khoán Tiên Phong đã thực hiện phát hành 2 lô trái phiếu kỳ hạn 5 năm (thời điểm phát hành đều thuộc quý II/2022, đáo hạn vào quý II/2027) qua đó huy động tổng cộng 1.000 tỷ đồng.
Cũng trong giai đoạn này, TPS cũng đã thực hiện tăng vốn thông qua việc chào bán cổ phiếu ưu đãi với tỷ lệ 1/1 qua đó thu về thêm 1.000 tỷ đồng.
Hiện TPS đang có khoản vay ngắn hạn 346 tỷ đồng (tất toán tháng 12/2022) tại Ngân hàng Shinhan - Chi nhánh Singapore và 150 tỷ đồng tại Đầu tư Thế giới Di động (Mã MWG - HOSE).
Chứng khoán Tiên Phong (ORS) dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2024 ở mức 14% 
Chứng khoán Tiên Phong (ORS) chào bán 100 triệu cổ phiếu, giá bằng 57% thị giá