Du ngoạn

Thừa Thiên Huế chi trăm tỷ 'trùng tu' lăng mộ vua trị vì lâu nhất triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam

Đại Dương 06/08/2024 - 10:37

Dự án này có thời gian thực hiện từ 4/2024 đến 10/2027 và được đầu tư gần 100 tỷ đồng.

Nằm tại chân đồi Vọng Cảnh ở phường Thủy Xuân, thành phố Huế, lăng vua Tự Đức là một công trình kiến trúc tinh xảo, được bao quanh bởi phong cảnh thiên nhiên đẹp mắt. Khu lăng mộ có tuổi đời hơn 150 năm (hoàn thành năm 1873) và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1993. Đây là nơi yên nghỉ của vua Tự Đức (1829 - 1883), vị vua có thời gian trị vì triều Nguyễn lâu nhất, lên đến 36 năm.

Lăng Tự Đức có kiến trúc tinh xảo, hòa quyện với phong cảnh sơn thủy hữu tình. Ảnh: Internet

(TyGiaMoi.com) - Lăng Tự Đức có kiến trúc tinh xảo, hòa quyện với phong cảnh sơn thủy hữu tình. Ảnh: Internet

Trong những năm qua, nhiều công trình trong quần thể lăng vua Tự Đức đã nhận được sự quan tâm và đầu tư trùng tu từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt tài chính, một số công trình quan trọng vẫn đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng và chưa được bảo tồn kịp thời.

Mới đây, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai dự án "Bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lăng vua Tự Đức" với tổng kinh phí hơn 99 tỷ đồng. Dự án sẽ tu bổ và phục hồi các hạng mục chính như Điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, La Thành - Cổng Vụ Khiêm, Bình phong trước Vụ Khiêm và tôn tạo hạ tầng kỹ thuật.

Lăng Tự Đức được đánh giá là một trong những lăng mộ đẹp nhất của triều đại Nguyễn. Ảnh: Khám phá Huế

(TyGiaMoi.com) - Lăng Tự Đức được đánh giá là một trong những lăng mộ đẹp nhất của triều đại Nguyễn. Ảnh: Khám phá Huế

Tại Điện Hòa Khiêm, dự án sẽ gia cường nền móng bó vỉa, bậc cấp, chân tảng đá thanh, đồng thời phục hồi nền lát gạch và bảo quản chống ẩm, chống mối cho nền. Tường xây sẽ được tu bổ theo hiện trạng. Hệ khung gỗ, mái, ván vách, cửa, liên ba, sàn gỗ và các chi tiết gỗ sẽ được phục hồi bằng gỗ nhóm II. Mái lợp ngói âm dương Hoàng lưu ly, bờ nóc, bờ quyết ô hộc, các con giống bằng pháp lam cũng sẽ được phục hồi. Trong khi đó, các hạng mục khác như án thờ, tủ thờ, đồ nội thất và hệ thống điện chiếu sáng dự kiến sẽ được cải thiện.

Về phần công trình Minh Khiêm Đường, nền móng, bậc cấp, chân tảng đá thanh, hệ khung gỗ, mái, cửa, các chi tiết cấu kiện gỗ cùng mái lợp ngói liệt men xanh sẽ được tu bổ. Nền lát gạch Bát Tràng được phục hồi theo hiện trạng nguyên bản. Đồ nội thất cũng được chỉnh trang để phục vụ trưng bày và tái hiện không gian lịch sử.

Một góc tẩm điện yên bình. Ảnh: Internet

(TyGiaMoi.com) - Một góc tẩm điện yên bình. Ảnh: Internet

Dự án cũng sẽ tiến hành tu bổ và phục hồi công trình Ôn Khiêm Đường, bao gồm các hạng mục nền móng, tường, hệ khung gỗ, cửa và hệ mái. Cũng giống như công trình Minh Khiêm Đường, đồ nội thất sẽ được phục hồi để phục vụ trưng bày và tái hiện không gian lịch sử.

Dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi lăng vua Tự Đức dự kiến kéo dài từ tháng 4/2024 đến tháng 10/2027. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã thông báo rộng rãi cho các đơn vị lữ hành và cộng đồng du khách, giúp họ điều chỉnh kế hoạch tham quan để có trải nghiệm tốt nhất khi đến lăng vua Tự Đức.

>> 'Đô thị đáng sống bậc nhất thế giới' của Việt Nam đề xuất tăng giá vé tham quan tại khu Di tích Quốc gia đặc biệt

Chùa Cầu Hội An mở cửa đón khách sau tranh cãi khi hoàn thành trùng tu

Cận cảnh nơi an nghỉ của 3 vua triều Nguyễn sau 6 năm trùng tu với kinh phí 40 tỷ đồng

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/thua-thien-hue-chi-tram-ty-trung-tu-lang-mo-vua-tri-vi-lau-nhat-trieu-dai-cuoi-cung-trong-lich-su-phong-kien-viet-nam-d129663.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Thừa Thiên Huế chi trăm tỷ 'trùng tu' lăng mộ vua trị vì lâu nhất triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH