Thương vụ 39-39B Bến Vân Đồn: Đại gia kín tiếng từng lọt Top 5 tỷ phú trên sàn chứng khoán vướng vòng lao lý
Trong 17 người bị khởi tố liên quan đến sai phạm tại khu đất 39-39B Bến Vân Đồn có CEO Quốc Cường Gia Lai (QCG) - Nguyễn Thị Như Loan và một vị lãnh đạo GVR từng thuộc Top 5 người giàu nhất trên sàn chứng khoán.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HoSE: GVR ) vừa thông tin, vào ngày 28/6, Tập đoàn có nhận được đơn từ nhiệm Thành viên HĐQT của ông Trần Ngọc Thuận. Tập đoàn đã chấp thuận, đồng thời phân công lại nhiệm vụ các Thành viên HĐQT để đảm bảo hoạt động được liên tục, thông suốt.
Ngày 15/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, Lệnh khám xét đối với ông Thuận về tội "Nhận hối lộ".
Đây là diễn biến nằm trong quá trình mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại GVR, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi Trường, cùng các đơn vị liên quan.
Vụ án này được khởi tố vào cuối tháng 5 vừa qua, sau khi C03 xác định có nhiều sai phạm tại dự án khu đất 39-39B Bến Vân Đồn (phường 12, quận 4, TP. HCM). Đến nay C03 đã khởi tố 17 bị can ở 3 nhóm tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Nhận hối lộ". Trong đó, mới nhất là việc khởi tối CEO Quốc Cường Gia Lai (QCG ) - Nguyễn Thị Như Loan  vào ngày 19/7.
Theo GVR, vụ việc xảy ra trước năm 2015 và trước khi Tập đoàn chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần (từ 1/6/2018). Hiện tại, GVR vẫn đang phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Ông Nguyễn Ngọc Thuận từng lọt Top 5 tỷ phú trên sàn chứng khoán
Ông Trần Ngọc Thuận từng lọt Top 5 tỷ phú trên sàn chứng khoán khi làm Chủ tịch HĐQT của GVR |
Trước khi bị bắt, ông Trần Ngọc Thuận là Thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc GVR kể từ năm 2012 với nhiệm vụ chính là phụ trách Hội đồng thành viên GVR. Đến năm 2018, ông Thuận giữ chức Chủ tịch HĐQT và miễn nhiệm để làm Thành viên HĐQT không điều hành vào đầu năm 2022.
Năm 2018, GVR mới chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần. Tại phiên bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 2/2/2018, có 498 nhà đầu tư đăng ký mua với khối lượng gần 110,76 triệu cổ phiếu.
Giai đoạn này, ông Thuận làm Chủ tịch HĐQT và được ông được Nhà nước ủy quyền sở hữu hơn 1.270 triệu cổ phiếu GVR. Thời điểm đầu năm 2020, GVR được niêm yết lên HoSE. Cùng với diễn biến tích cực của giá cổ phiếu, tài sản của ông Thuận lên hơn 14.000 tỷ đồng, lọt Top 5 người giàu nhất trên sàn chứng khoán lúc ấy.
>> Mối liên hệ giữa Quốc Cường Gia Lai (QCG) và dự án 39-39B Bến Vân Đồn đang khiến 16 người bị khởi tố
Vingroup (VIC) đã rót hơn 12.000 tỷ đồng xây dựng tổ hợp nhà máy VinFast 
TAND tỉnh Gia Lai thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Đức Long Gia Lai (DLG)