Điểm đến

Tìm về ngôi chùa cổ rộng 10ha được mệnh danh… ‘đệ nhất vắng khách’ của Việt Nam

Hoàng Giang 10/01/2024 06:14

Ngôi chùa trong câu thành ngữ “Vắng như chùa Bà Đanh” là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất ở miền Bắc nước ta.

Chùa Bà Đanh - ngôi chùa…“đệ nhất vắng khách”

Khi nhắc đến Hà Nam, nhiều người thường nghĩ đến ngôi làng nổi tiếng là quê hương của "Chí Phèo – Cụ Bá Kiến" và cố nhà văn Nam Cao, nhà thơ Nguyễn Khuyến... Tuy nhiên, ít người biết rằng một địa danh khác nổi tiếng không kém, đó là chùa Bà Đanh với câu tục ngữ “Vắng như chùa Bà Đanh”, cũng tọa lạc tại Hà Nam.

Chùa Bà Đanh

(TyGiaMoi.com) - Chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh hay còn được gọi là “Bảo Sơn Nữ”, nằm cách thành phố Phủ Lý khoảng 7km theo hướng QL21B về phía Tây Nam. Ngôi chùa tọa lạc tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam.

Đây chính là ngôi chùa trong câu thành ngữ

(TyGiaMoi.com) - Đây chính là ngôi chùa trong câu thành ngữ "Vắng như chùa Bà Đanh"

Tương truyền, ngôi chùa ban đầu chỉ là một đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) được xây dựng từ thế kỷ VII. Đến thời Lê Hy Tông (1663-1716), chùa được xây dựng lại toàn bộ, trở nên hoành tráng và đẹp hơn.

Hoành phi cổ.

(TyGiaMoi.com) - Hoành phi cổ

Vì kèo có hoa văn độc đáo

(TyGiaMoi.com) - Vì kèo có hoa văn độc đáo

Với diện tích khoảng 10ha, chùa Bà Đanh được coi là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất ở Hà Nam và cả miền Bắc nói chung. Nơi đây được biết đến với vị trí tuyệt vời, là nơi sơn thủy hữu tình. Khuôn viên của chùa là một tổng thể bao gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật, với gần 40 gian nhà lớn nhỏ.

Chùa Bà Đanh được coi là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất ở Hà Nam và cả miền Bắc nói chung

(TyGiaMoi.com) - Chùa Bà Đanh được coi là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất ở Hà Nam và cả miền Bắc nói chung

Tương tự như nhiều ngôi chùa khác, chùa Bà Đanh thờ Phật, song không chỉ có tượng Bồ Tát mà còn có các bức tượng như Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân và các tượng thần trong tín ngưỡng Tứ Phủ, một tín ngưỡng dân gian của Việt Nam.

Tượng Hộ Pháp

(TyGiaMoi.com) - Tượng Hộ Pháp

Một chiếc đầu rồng ngay trước cửa lối vào trong chùa

(TyGiaMoi.com) - Một chiếc đầu rồng ngay trước cửa lối vào trong chùa

Tượng hổ đá

(TyGiaMoi.com) - Tượng hổ đá

Năm 1994, chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể Thao - Du Lịch) công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam hợp tác với Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch để đầu tư gần 20 tỷ đồng để nâng cấp và tôn tạo chùa Bà Đanh.

Khuôn viên chùa là một tổng thể bao gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật với gần 40 gian nhà lớn nhỏ.

(TyGiaMoi.com) - Khuôn viên chùa là một tổng thể bao gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật với gần 40 gian nhà lớn nhỏ.

Vườn tháp cổ.

(TyGiaMoi.com) - Vườn tháp cổ

Về tên gọi "chùa Bà Đanh", theo truyền thuyết địa phương, chùa này thờ nữ thần linh thiêng có khả năng kiểm soát mưa và gió, bảo vệ dân làng khỏi lũ lụt, mang lại thời tiết thuận lợi và mùa màng bội thu. Chính vì điều này, người dân gọi chùa là "chùa Đức Bà làng Đanh", viết tắt là chùa Bà Đanh như ngày nay.

Tại sao lại có câu nói “Vắng như chùa Bà Đanh”?

Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của câu thành ngữ "Vắng như chùa Bà Đanh", nhưng theo nhiều người, câu nói này xuất phát từ việc chùa Bà Đanh nằm ở vị trí hẻo lánh, xa xôi, ba phía bị sông và rừng rậm che phủ, có lối đi độc đạo và nhiều thú dữ, khiến cho không ai dám tiếp cận. Đường đi an toàn duy nhất là phải đi thuyền qua sông Đáy, nhưng vì bất tiện nên cũng ít người dám đến chùa.

Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của câu thành ngữ

(TyGiaMoi.com) - Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của câu thành ngữ "Vắng như chùa Bà Đanh"

Hơn nữa, cư dân địa phương cũng truyền tai nhau rằng, Bảo Sơn Tự rất linh thiêng, những người đi qua chỉ cần cười cợt và bất kính dù chỉ một câu cũng sẽ bị trừng phạt nặng nề.. Do đó, ngày càng ít người dám đến đây thực hiện lễ cúng, bởi họ lo sợ việc bị "họa từ miệng mà ra".

Ngày nay, chùa Bà Đanh cùng với đền Trúc, Ngũ Động Thi Sơn (núi Cấm), khu du lịch sinh thái Tam Chúc (Ba Sao), Bát cảnh Tiên, và hệ thống các bến thuyền dọc theo sông Đáy từ ngã 3 Hồng Phú đến thành phố Phủ Lý, tạo thành một điểm du lịch "non nước hữu tình" kết hợp giữa đường thủy và đường bộ, mang lại sự hấp dẫn đặc biệt cho du khách cả trong và ngoài nước.

Hiện ngôi chùa không còn cảnh vắng như trước, giao thông cũng đã trở nên thuận tiện hơn

(TyGiaMoi.com) - Hiện ngôi chùa không còn cảnh vắng như trước, giao thông cũng đã trở nên thuận tiện hơn

Mặc dù không còn cảnh vắng vẻ như trước, giao thông cũng đã trở nên thuận tiện hơn, nhưng câu thành ngữ "Vắng như chùa Bà Đanh" vẫn in sâu trong tâm thức của người Việt. Mỗi khi đề cập đến sự vắng vẻ hay cô đơn, chùa Bà Đanh vẫn được nhắc đến như một biểu tượng, gợi nhớ về lịch sử của ngôi chùa.

>> Chiêm ngưỡng kỳ đài cổ nhất Việt Nam, là di tích lịch sử quan trọng của người Thành Nam xưa

Ghé thăm tu viện rộng 30ha ẩn mình giữa rừng xanh, đẹp như chốn thần tiên

Ngôi chùa trăm năm tuổi toạ lạc trên nền đất rộng 58.000m2 ở miền Bắc, nổi tiếng với bộ cánh cửa ‘lưỡng long chầu nhật’ là bảo vật Quốc gia 'hiếm có khó tìm'

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tim-ve-ngoi-chua-co-rong-10ha-duoc-menh-danh-de-nhat-vang-khach-cua-viet-nam-d114460.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Tìm về ngôi chùa cổ rộng 10ha được mệnh danh… ‘đệ nhất vắng khách’ của Việt Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH