Xã hội

Tỉnh có mỏ vàng lớn nhất Việt Nam với trữ lượng hàng chục tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới được UNESCO công nhận

Thái Hà 21/02/2025 16:00

Địa phương này có lịch sử hơn 500 năm, được mệnh danh là "đất văn hóa", "đất khoa bảng", "đất địa linh nhân kiệt"...

Mỏ vàng lớn nhất Việt Nam

Việt Nam hiện có khoảng 500 điểm khai thác vàng, song số mỏ vàng có trữ lượng lớn lại không nhiều. Theo kết quả thăm dò khoáng sản do Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản Quốc gia phê duyệt, tổng trữ lượng vàng gốc tại Việt Nam vào khoảng 25.084kg.

Trong số đó, mỏ vàng Bồng Miêu và Phước Sơn (Quảng Nam) được đánh giá là những mỏ có trữ lượng lớn nhất, với tổng trữ lượng khoảng 20 tấn. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỏ Bồng Miêu có trữ lượng lớn nhất cả nước, được mệnh danh là “lãnh địa vàng”, với sản lượng ước tính 12,4 tấn.

Tỉnh có mỏ vàng lớn nhất Việt Nam với trữ lượng hàng chục tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 di sản thế giới được UNESCO công nhận - ảnh 1
Mỏ vàng Bồng Miêu. Ảnh: VOV

Trước đây, khi còn được khai thác, mỏ vàng Bồng Miêu có tổng diện tích 385ha, trong đó 230ha khai thác lộ thiên, 100ha khai thác hầm lò và 28ha bãi thải. Công suất khai thác đạt 180.000 tấn quặng vàng/năm, với hàm lượng vàng trung bình 2,8g/tấn quặng. Từ năm 2005 đến 2013, Công ty Bồng Miêu đã khai thác được 829.952 tấn quặng vàng nguyên khai.

Tỉnh có mỏ vàng lớn nhất Việt Nam với trữ lượng hàng chục tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 di sản thế giới được UNESCO công nhận - ảnh 2
Đồng Miêu có trữ lượng lớn nhất trên cả nước với sản lượng 12,4 tấn. Ảnh: Internet

Ngoài ra, mỏ vàng Phước Sơn (Đăk Sa) cũng là một trong những mỏ vàng có trữ lượng lớn tại Việt Nam, với khoảng 7,2 tấn vàng.

Bên cạnh hai mỏ vàng lớn, hầu hết 9 huyện miền núi của Quảng Nam đều có các điểm quặng vàng nằm rải rác tại các sông, suối.

Không chỉ có trữ lượng vàng lớn, Quảng Nam còn sở hữu nhiều loại khoáng sản giá trị cao. Tỉnh có 18 mỏ nước khoáng và nước ngọt chất lượng tốt, cùng với nhiều tài nguyên như khí metan, uranium, đá vôi (nguyên liệu sản xuất xi măng), đá granit, đất sét, cát sợi titan, thiếc, cao lanh, mica; các loại khoáng sản phục vụ xây dựng, sản xuất sành sứ, thủy tinh…

Ngoài khoáng sản, Quảng Nam còn có tiềm năng phát triển kinh tế biển, với đường bờ biển dài, hệ sinh thái phong phú và nguồn lợi thủy sản dồi dào.

Vùng đất cũng những di sản

Tỉnh có mỏ vàng lớn nhất Việt Nam với trữ lượng hàng chục tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 di sản thế giới được UNESCO công nhận - ảnh 3
Tỉnh Quảng Nam đã có lịch sử hơn 500 năm. Ảnh: VGP

Quảng Nam nằm ở “khúc ruột miền Trung” của Việt Nam, là nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố địa lý: núi, đồng bằng và biển. Tỉnh có diện tích tự nhiên khoảng 10.438km², tiếp giáp với Đà Nẵng và Quảng Ngãi.

Với hơn 500 năm lịch sử, Quảng Nam được mệnh danh là "đất văn hóa", "đất khoa bảng", "đất địa linh nhân kiệt"... nơi sản sinh ra nhiều danh nhân, hào kiệt và lưu giữ các công trình văn hóa vật thể, phi vật thể có giá trị đặc biệt.

Đặc biệt, đến nay, Quảng Nam vẫn là tỉnh duy nhất trên toàn quốc có 2 Di sản Văn hóa thế giới được UNESCO công nhận là Thánh địa Mỹ Sơn và Phố cổ Hội An.

Tỉnh có mỏ vàng lớn nhất Việt Nam với trữ lượng hàng chục tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 di sản thế giới được UNESCO công nhận - ảnh 4
Khu di tích Mỹ Sơn. Ảnh: Lưu Trọng Đạt

Khu di tích Mỹ Sơn tọa lạc tại xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là một trong những quần thể kiến trúc Chăm Pa tiêu biểu nhất tại Việt Nam. Được xây dựng từ cuối thế kỷ IV đến thế kỷ XIII, Mỹ Sơn từng là trung tâm tôn giáo quan trọng của vương quốc Chăm Pa, nơi thờ cúng thần Siva – vị thần bảo trợ của vương triều.

Với giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc đặc sắc, ngày 1/12/1999, Mỹ Sơn được Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO chính thức công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Toàn bộ quần thể di tích được chia thành bốn khu vực chính: A, B, C, D, trong đó nổi bật là các đền tháp, bia đá, linh vật và đặc biệt là tượng thần Siva – biểu tượng linh thiêng của Hindu giáo. Hệ thống kiến trúc tại Mỹ Sơn vẫn còn giữ được nhiều nét nguyên bản, thể hiện trình độ điêu khắc và kỹ thuật xây dựng độc đáo của người Chăm Pa cổ.

Tỉnh có mỏ vàng lớn nhất Việt Nam với trữ lượng hàng chục tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 di sản thế giới được UNESCO công nhận - ảnh 5
Phố cổ Hội An. Ảnh: Lê Trọng Khang

Phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Đông Nam. Đây là một trong số ít những đô thị cổ tại Việt Nam còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn.

Vào thế kỷ XVI - XVII, Hội An khi đó được biết đến với tên gọi Faifoo, là một thương cảng sầm uất, nơi giao thương của các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Italia… Sự thịnh vượng của thương cảng đã để lại dấu ấn sâu sắc trong kiến trúc và văn hóa của Hội An, tạo nên một đô thị mang đậm nét giao thoa giữa các nền văn minh Đông - Tây.

Với sự kết hợp hài hòa của các nền văn hóa qua nhiều thời kỳ, Hội An trở thành điển hình tiêu biểu của cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Nhờ những giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt, năm 1999, Hội An vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Tháng 10/2023, Hội An tiếp tục ghi dấu ấn trên bản đồ thế giới khi chính thức được ghi danh vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO, khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển văn hóa.

Tỉnh có mỏ vàng lớn nhất Việt Nam với trữ lượng hàng chục tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 di sản thế giới được UNESCO công nhận - ảnh 6
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Ảnh: Internet

Ngoài hai di sản văn hóa thế giới, Quảng Nam còn sở hữu Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, nơi có hệ sinh thái biển phong phú, với hàng trăm loài cá, sinh vật nhuyễn thể, rạn san hô, rong biển và cỏ biển. Đây cũng là nơi sinh sống của 12 loài thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát, 5 loài ếch nhái, trong đó có chim yến và khỉ đuôi dài - hai loài được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam.

Tỉnh có mỏ vàng lớn nhất Việt Nam với trữ lượng hàng chục tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 di sản thế giới được UNESCO công nhận - ảnh 7
Quảng Nam bảo tồn nhiều lễ hội, làng nghề truyền thống. Ảnh: Báo Đảng Cộng sản

Bên cạnh các di sản vật thể, Quảng Nam còn bảo tồn nhiều di sản văn hóa phi vật thể, với hơn 300 di sản tiêu biểu. Tỉnh có 120 lễ hội dân gian, cùng với nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo như tuồng, hát bài chòi, hò bả trạo, ẩm thực đặc sắc, tri thức dân gian và các làng nghề truyền thống.

Vùng miền núi Quảng Nam cũng là địa bàn cư trú lâu đời của các dân tộc thiểu số như Cơ Tu, Cor, Gié Triêng, Xê Đăng… Những cộng đồng này vẫn gìn giữ nhiều nghi lễ, tập quán, nghệ thuật diễn xướng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

>> Tỉnh là quê hương Đại tướng người Việt duy nhất từng đánh bại 4 cường quốc, nắm giữ 7 kỷ lục tự nhiên

Việt Nam đang có bao nhiêu tỉnh dưới 900.000 dân số?

Xã có diện tích lớn nhất Việt Nam: Rộng hơn 3 tỉnh thành, sở hữu vùng đất huyền thoại của voi rừng

Theo Thị trường Tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/tinh-co-mo-vang-lon-nhat-viet-nam-voi-tru-luong-hang-chuc-tan-noi-duy-nhat-so-huu-2-di-san-the-gioi-duoc-unesco-cong-nhan-137247.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Tỉnh có mỏ vàng lớn nhất Việt Nam với trữ lượng hàng chục tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới được UNESCO công nhận
    POWERED BY ONECMS & INTECH