Không gian sống

Tỉnh miền Trung sắp lên TP trực thuộc Trung ương sẽ trở thành thành phố Festival của Việt Nam

Nguyên Bùi 06/09/2024 22:00

Đây là một trong những nội dung theo quyết định phê duyệt Quy hoạch của tỉnh này.

Theo Quyết định số 1745/QĐ-TTg về Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển tỉnh này đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025 đã được khẳng định rõ ràng.

>> TP. HCM: Giá đất nông nghiệp có thể tăng lên 11-14 lần theo bảng giá mới

Một di tích tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nguồn: Internet

(TyGiaMoi.com) - Một di tích tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nguồn: Internet

Ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch, sẽ trở thành lĩnh vực kinh tế chủ chốt của Thừa Thiên - Huế, với tham vọng trở thành một trong những trung tâm du lịch đặc sắc của Đông Nam Á. Thành phố sẽ phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng và cao cấp, bao gồm du lịch văn hóa - di sản, sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao và kết hợp khám chữa bệnh.

Bên cạnh đó, du lịch văn hóa - di sản sẽ là trọng tâm, với sự chú trọng vào việc phát triển du lịch chuyên đề mang thương hiệu di sản Cố đô Huế, nổi bật với nét đặc trưng cung đình độc đáo.

Định hướng phát triển du lịch thông minh dựa trên nền tảng chuyển đổi số, du lịch xanh và bền vững sẽ được ưu tiên, cùng với việc phát triển công nghiệp văn hóa gắn liền với thành phố Festival, Kinh đô ẩm thực và Kinh đô áo dài.

Thừa Thiên - Huế sẽ xây dựng hệ giá trị văn hóa đặc trưng, giàu bản sắc của vùng đất và con người nơi đây, từ việc bảo tồn và tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống. Mục tiêu là biến Thừa Thiên - Huế thành một trung tâm văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, một thành phố Festival của Việt Nam và là điểm đến hàng đầu về du lịch di sản văn hóa khu vực châu Á.

Công tác bảo quản và phát huy giá trị các di sản quốc gia, đặc biệt là quần thể di tích Cố đô Huế, sẽ được tập trung thực hiện. Tỉnh dự kiến sẽ có hai di sản thế giới và năm di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được bổ sung vào danh mục bảo tồn.

Đặc biệt, quần thể di tích Cố đô Huế sẽ là hạt nhân trong chiến lược phát triển đô thị di sản của Thừa Thiên - Huế, với kế hoạch bảo tồn, phục hồi và lập hồ sơ tái đề cử trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Quy hoạch sẽ bao gồm việc xác định ranh giới bảo vệ di tích, nâng cao năng lực bảo tồn bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Các phân vùng chức năng sẽ được thiết lập, gồm khu vực di tích UNESCO, khu vực tái tạo di sản, công viên quốc gia, cảnh quan văn hóa sông Hương và các chi lưu, cùng các khu vực đón tiếp và dịch vụ trung tâm.

Được biết, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ mang lại sự thay đổi tích cực cho Thừa Thiên - Huế, với ba trung tâm đô thị chính: TP. Huế, Hương Thủy và Hương Trà.

Ngoài ra, quy hoạch mới sẽ củng cố vai trò của quận Phú Xuân và quận Thuận Hóa như là trung tâm vùng và đô thị di sản, đóng vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội, hành chính, văn hóa, du lịch, thể dục thể thao, y tế, giáo dục và khoa học công nghệ của tỉnh.

>> Siêu bão Yagi đổ bộ, cảnh báo các tuyến phố, con đường có khả năng ngập sâu tại Hà Nội

Tỉnh sở hữu nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á dồn lực làm 3 đoạn cao tốc hơn 28.000 tỷ đồng

Tổng tài sản Công ty VSIP tăng 45% sau nửa năm 2024

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tinh-mien-trung-sap-len-tp-truc-thuoc-trung-uong-se-tro-thanh-thanh-pho-festival-cua-viet-nam-d132375.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Tỉnh miền Trung sắp lên TP trực thuộc Trung ương sẽ trở thành thành phố Festival của Việt Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH