OECD đã hạ dự báo tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế.
Trong báo cáo 9/2022 gần đây, OECD đã hạ dự báo tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế.
Trong đó, điều chỉnh giảm dự báo tốc độ tăng trưởng toàn cầu năm 2023 từ mức 2,8% về 2,2%, giảm 0,6%. Bên cạnh điều chỉnh giảm 0,7% tại Mỹ, 1,3% tại khu vực Châu Âu và 0,2% tại Trung Quốc.
Một trong những nguyên nhân được OECD nhấn mạnh có tác động đáng kể đến tăng trưởng toàn cầu là do sự ảnh hưởng của chiến tranh, việc này đã thúc đẩy việc leo thang giá năng lượng và thực phẩm, càng trầm trọng thêm tình hình lạm phát trong bối cảnh mà chi phí sinh hoạt đã tăng nhanh chóng trên toàn thế giới sau đại dịch covid-19.
Lạm phát tăng nhanh khiến hầu hết các quốc gia phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.
Tuy nhiên vấn đề đáng lo ngại sẽ là lạm phát khả năng vẫn tiếp tục kéo dài khi căng thẳng chiến sự Nga – Ukraina vẫn đang tiếp diễn, lạm phát đã bén rễ sâu hơn vào nhóm ngành dịch vụ.
Việc này khiến NHTW các nước dự kiến sẽ tiếp tục nâng lãi suất trong thời gian tới, và bỏ ngõ câu trả lời sẽ kéo dài việc tăng lãi suất trong bao lâu.
Trong ngắn hạn, trong bối cảnh triển vọng kinh tế suy giảm, lãi suất Mỹ và đồng USD dự báo tiếp tục xu hướng tăng, rủi ro dòng vốn đầu tư gián tiếp tại các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam rủi ro sẽ tiếp tục bị rút ròng, tìm đến các loại tài sản an toàn và có tỷ suất sinh lời hấp dẫn hơn như trái phiếu chính phủ Mỹ.
Chính sách tiền tệ dần thắt chặt, kỷ nguyên tiền rẻ sắp kết thúc 
Thái Lan quyết soán ngôi Singapore trở thành trung tâm đầu tư số 1 Đông Nam Á vào năm tới 
OECD: Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5% vào năm 2025, gấp đôi trung bình thế giới