Khu Kinh tế Dung Quất là khu vực trọng điểm để phát triển đô thị nói riêng và phát triển tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.
Ban Quản lý Khu Kinh tế (KKT) Dung Quất mới đây đã trình lên Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch của KKT phát triển bền vững trong tương lai.
Theo đó, KKT Dung Quất dự định sẽ xây dựng, phát triển thành khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực: công nghiệp - thương mại - dịch vụ - du lịch - đô thị và nông, lâm, ngư nghiệp. Trong đó, trọng tâm là công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp hóa chất và công nghiệp nặng, với các ngành chủ đạo như luyện cán thép, đóng tàu biển và các ngành công nghiệp khác gắn với việc khai thác cảng nước sâu.
Quy hoạch có quy mô trên 45.300 ha; trong đó, phần diện tích đất liền trên 33.580 ha, đảo Lý Sơn gần 1.040 ha và diện tích vùng nước biển trên 10.700 ha. Tầm nhìn đến năm 2050, KKT Dung Quất phát triển thành một trong những trung tâm kinh tế biển năng động, với nền kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực quan trọng của quốc gia. Lấy cảnh quan đô thị biển làm sức hấp dẫn, lấy nền tảng cơ sở hạ tầng phát triển để đẩy mạnh kinh tế biển.
Đây cũng là khu vực phát triển đô thị; trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia; trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; là một trong các đầu mối giao thông vận tải, trao đổi hàng hóa và giao lưu quốc tế quan trọng của khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Toàn bộ KKT Dung Quất được chia làm 5 phân khu chức năng chính để kiểm soát phát triển gồm các phân khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ: Bắc Dung Quất; Nam Dung Quất; Châu Ổ - Bình Long; Phân khu đô thị, dịch vụ Đông Nam Dung Quất và phân khu đô thị Lý Sơn.
Theo chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi - ông Đặng Văn Minh, tỉnh đã thống nhất với Ban Quản lý KKT cần triển khai thực hiện 8 đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tại KKT Dung Quất. Qua đó, góp phần chuẩn bị tốt các điều kiện về đất đai, hạ tầng và dịch vụ tiện ích để đáp ứng kêu gọi đầu tư, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của KKT Dung Quất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ngãi.
Qua đó, góp phần chuẩn bị tốt các điều kiện về đất đai, hạ tầng và dịch vụ tiện ích để đáp ứng kêu gọi đầu tư, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của KKT Dung Quất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ngãi.
Ngoài ra, Quảng Ngãi đã sắp xếp lại không gian phát triển mới của các khu chức năng trong KKT Dung Quất, trong đó, bổ sung vào quy hoạch chung KKT Dung Quất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trung tâm điện khí khoảng 103 ha. Đồng thời, bố trí trên 8.000 ha đất cho các KCN, cụm công nghiệp, KCN - đô thị - dịch vụ. Cảng, sân bay và các trung tâm dịch vụ hậu cần, logistic có diện tích khoảng 608 ha; Trong đó: Khu bến Dung Quất, Sa Kỳ, Tịnh Hòa -Tịnh Kỳ, Lý Sơn khoảng 300 ha; sân bay Lý Sơn khoảng 153 ha và trung tâm dịch vụ hầu cần cảng, logistics khoảng 155 ha...
Xem thêm: Ngóng ‘đại bàng’ ngoại, ông lớn Việt tìm lợi nhuận tỷ USD từ bất động sản công nghiệp 
Bắt tạm giam nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty thép Hòa Phát Dung Quất 
Bắt tạm giam trưởng ban quản lý khu kinh tế tỉnh An Giang