Bất động sản

Trước báo cáo lợi nhuận giảm, Địa ốc Chợ Lớn kinh doanh như thế nào?

Phương Uyên 17/10/2023 11:42

Bên cạnh nhiều dự án nổi bật trong ngành bất động sản, CTCP Địa ốc Chợ Lớn cũng từng bị tố cố tình dùng "bánh vẽ" để thu hút khách mua dự án, “hô biến” dự án từ nhà ở xã hội thành nhà ở bán giá thương mại...

tru-so-cholonres
Trụ sở CTCP Địa ốc Chợ Lớn.

CTCP Địa ốc Chợ Lớn công bố kết quả kinh doanh quý 3 với doanh thu thuần chỉ hơn 2 tỷ đồng, giảm 79% so với cùng kỳ; lãi ròng chỉ còn 200 triệu đồng, giảm 83%. Đây cũng là quý có lợi nhuận thấp nhất của doanh nghiệp này kể từ quý 4/2016.

Trong báo cáo tài chính quý 3/2023, Địa ốc Chợ Lớn cho biết nguyên nhân giảm lợi nhuận chủ yếu vì tình hình kinh doanh quý 3/2023 gặp nhiều khó khăn, khiến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cùng lợi nhuận giảm.

Nhiều nhà đầu tư đã đặt ra câu hỏi, trước khi thị trường bất động sản có nhiều biến động, doanh nghiệp này đã kinh doanh như thế nào?

Tổng quan về CTCP Địa ốc Chợ Lớn

CTCP Địa ốc Chợ Lớn (RCL) được chính thức thành lập vào ngày 15/03/1989 với tiền thân trước đó là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Tổng công ty địa ốc Sài Gòn TNHH Một Thành Viên.

Khi mới thành lập, doanh nghiệp này có số vốn khiêm tốn chỉ khoảng 171 triệu đồng, đến nay CTCP Địa ốc Chợ Lớn đã trở thành một trong những đơn vị cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội với vốn điều lệ hơn 50 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, CTCP Địa ốc Chợ Lớn tập trung hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực như:

  • Quản lý và kinh doanh nhà ở.
  • Xây dựng các công trình công cộng, nhà ở, chung cư.
  • Lập ra một số dự án đầu tư, hồ sơ để mời thầu, tư vấn và tổ chức đấu thầu; hợp đồng kinh tế với những công trình xây dựng nhà, khu dân cư thuộc nhóm B, C.
1690776731_2
Chung cư Felisa Riverside.

Trong suốt khoảng thời gian hơn 30 năm hình thành và phát triển, có thể thấy CTCP Địa ốc Chợ Lớn đã gặt hái được những thành công nhất định để khẳng định tên tuổi của mình trong lĩnh vực bất động sản. Địa ốc Chợ Lớn đã góp mặt trong việc xây dựng nhiều khu đô thị và dự án ấn tượng tại nhiều thành phố và tỉnh thành trên cả nước như: chung cư Felisa Riverside, quận 8, TP HCM; dự án Sabinco – Tương Bình Hiệp – Bình Dương; khu chung cư Xóm Đầm, quận 8, TP HCM; cao ốc Bình Đông, quận 8, TP HCM; khu dân cư Tây Bắc, Đà Nẵng; khu dân cư Nhơn Trạch, Đồng Nai…

Tuy nhiên, không có con đường nào trải đầy hoa hồng, doanh nghiệp này cũng phải nếm trải không ít trái đắng trong quá trình triển khai, xây dựng các dự án.

Chủ đầu tư dùng "bánh vẽ" cho dự án Felisa Riverside khiến người mua hoang mang

Đầu năm 2018, dự án Felisa Riverside (số 99 Bến Bình Đông – phường 11 – quận 8 – TP.HCM) do CTCP Địa ốc Chợ Lớn làm chủ đầu tư được quảng cáo rầm rộ với nhiều thông tin đáng lưu ý.

Felisa Riverside được quảng cáo và bán với giá từ 24 triệu đồng/m2 (khoảng 1,1 tỉ - 1,6 tỉ đồng/1 căn) với đủ loại diện tích từ 45-68m2/căn.

Đáng chú ý, mặc dù chỉ nằm trên diện tích 3.500m2 nhưng chủ đầu tư đã gom toàn bộ những tiện ích của một khu đô thị lớn mang về để đặt vào Felisa Riverside như: Khu sinh hoạt sân thượng, Khu sinh hoạt chung dân cư, Khu vui chơi thiếu nhi ngoài trời, Khu Café, Phòng tập Yoga, Phòng tập GYM cao cấp, Siêu thị Mini, Trung tâm thương mại...

Điều đáng nói, theo những thông tin quảng cáo về Felisa Riversidecao không đề cập đến các tiện ích đẳng cấp như đã kể trên.

Như vậy những tiện ích như Khu vui chơi thiếu nhi ngoài trời, Khu café, Phòng tập Yoga, Phòng tập GYM cao cấp… dường như là “bánh vẽ” của chủ đầu tư dành cho khách hàng của mình.

Dự_án_Felisa_Riverside_quảng_cáo_láo_lừa_khách_hàng

Thời điểm đó, ngoài những lùm xùm về quảng cáo tiện ích có phần “vống” lên, nhiều nhà đầu tư cũng như chuyên gia về bất động sản còn cảnh báo khách hàng về những mập mờ xung quanh việc “hô biến” dự án trên từ nhà ở xã hội thành nhà ở bán giá thương mại.

Cụ thể, ngày 28/7/2010, CTCP Địa ốc Chợ Lớn đã chính thức khởi công xây dựng chung cư Felisa Riverside. Thông tin được công bố thời điểm đó thì đây là dự án nhà ở xã hội được xây dựng phục vụ cho các đối tượng người dân có thu nhập thấp và vừa.

Tuy nhiên, không hiểu bằng chiêu thức nào đó, Chợ Lớn đã biến dự án nhà ở xã hội thành nhà ở thương mại.

Công ty mẹ bị khởi tố, Địa ốc Chợ Lớn không thoát khỏi “làn sóng” thanh tra

Năm 2020, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí"” xảy ra tại Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn - TNHH MTV (RESCO).

Kết luận thanh tra cho thấy, RESCO đã chi tùy tiện hơn 54 tỷ đồng, về việc này, có sự buông lỏng lãnh đạo quản lý, tùy tiện trong công tác kế toán thu, chi tiền, dễ dẫn đến việc thất thoát tài sản nhà nước và phát sinh tham ô, tham nhũng. Bên cạnh đó, kết luận thanh tra cũng chỉ ra hàng loạt bất thường, sai phạm tài chính, đầu tư tại 6 dự án: Cao ốc văn phòng số 257 Điện Biên Phủ; dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư An Hội; dự án chung cư Nguyễn Kim B; Trung tâm thương mại căn hộ Bình Đăng; Felisa Riverside và The Green View.

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Nguyễn Phước Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên; nguyên Tổng giám đốc RESCO; ông Nguyễn Đình Phú, Phó bí thư Thường trực Đảng ủy, nguyên Phó tổng Giám đốc, nguyên thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty; ông Nguyễn An Trường, Đảng ủy viên Đảng ủy Tổng công ty, nguyên Kiểm soát viên chuyên trách Tổng công ty.

Tecco Miền Nam vận chuyển hàng nghìn khối đất không phép ra khỏi dự án

Kinh doanh khó khăn, một doanh nghiệp địa ốc báo lãi thấp nhất kể từ quý 4/2016

Ngày 16/6, Địa ốc Chợ Lớn (RCL) sẽ chốt danh sách trả cổ tức năm 2021 tỷ lệ 10%

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/dia-oc-cho-lon-kinh-doanh-nhu-the-nao-d109935.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Trước báo cáo lợi nhuận giảm, Địa ốc Chợ Lớn kinh doanh như thế nào?
    POWERED BY ONECMS & INTECH