Xã hội

Trường đại học Việt Nam 'bắt tay' nước ngoài để phát triển công nghệ đường sắt tốc độ cao, góp sức vào mục tiêu hoàn thành toàn tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam năm 2045

Như Ý 09/09/2024 16:40

Trong vòng 20 năm tới, Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn phát triển hạ tầng quy mô lớn.

Mới đây, Trường Đại học Giao thông vận tải TP. HCM cùng Cục 2 Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CREGC) và Tập đoàn Giáo dục & Công nghệ (HollySys) vừa ký Biên bản thỏa thuận hợp tác. Trường Đại học Giao thông vận tải TP. HCM và hai đối tác hướng đến mục tiêu gắn kết công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị.

Tại chương trình, PGS.TS Nguyễn Tiến Thủy, Quyền Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Giao thông vận tải TP. HCM đã dự báo, trong vòng 20 năm tới, Việt Nam sẽ chứng kiến một giai đoạn phát triển hạ tầng quy mô lớn. Việt Nam sẽ phát triển mạng lưới giao thông đường sắt hiện đại, đặt mục tiêu đến năm 2045 đưa đất nước trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao.

Chương trình hợp tác giữa Trường Đại học Giao thông vận tải TP. HCM và hai đối tác đã diễn ra. Ảnh: Internet

(TyGiaMoi.com) - Chương trình hợp tác giữa Trường Đại học Giao thông vận tải TP. HCM và hai đối tác đã diễn ra. Ảnh: Internet

Theo kế hoạch, đến năm 2035, Việt Nam sẽ hoàn thành toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. HCM. Tiếp đến, vào năm 2045, toàn bộ tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam sẽ được hoàn thiện, đưa vào hoạt động. Trường Đại học Giao thông vận tải TP. HCM, với tư cách là một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu về giao thông vận tải ở phía Nam, luôn ý thức rõ trách nhiệm của mình trong việc góp phần giải quyết những vấn đề giao thông lớn của đất nước. Dù đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhà trường cam kết sẽ nỗ lực hết mình.

Sự hợp tác này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp các bên cùng nhau phát huy tối đa tiềm năng, tạo ra những đột phá mới trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, đào tạo nhân lực cũng như chuyển giao công nghệ. Đây cũng là cơ hội tạo điều kiện để các bên cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, góp phần xây dựng hệ sinh thái đào tạo - thực hành - làm việc trong lĩnh vực đường sắt và metro.

>> Ngôi trường chuyên có nhiều huy chương tại các kỳ thi quốc tế nhất Việt Nam, trực thuộc trường Đại học có tỷ lệ giảng viên là GS, PGS cao nhất cả nước

Đề xuất chi 19.000 tỷ đồng cải tạo đường sắt, di dời nhà ga khỏi trung tâm 'thành phố đáng sống bậc nhất thế giới' của Việt Nam

Siêu cầu kết hợp dây văng, đường sắt và đường bộ xây trong 5 năm thần tốc ở nước gần Việt Nam, là 'con rồng thép' kỳ vĩ với móng rộng bằng diện tích 13 sân bóng rổ

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/truong-dai-hoc-viet-nam-bat-tay-nuoc-ngoai-de-phat-trien-cong-nghe-duong-sat-toc-do-cao-muc-tieu-hoan-thanh-toan-tuyen-duong-sat-cao-toc-bac--nam-nam-2045-d132588.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Trường đại học Việt Nam 'bắt tay' nước ngoài để phát triển công nghệ đường sắt tốc độ cao, góp sức vào mục tiêu hoàn thành toàn tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam năm 2045
    POWERED BY ONECMS & INTECH