Quốc gia Đông Nam Á đã bất ngờ “bỏ lại” Đức, Nhật và tin tưởng công nghệ của Trung Quốc để tiến hành xúc tiến dự án xây dựng đường sắt.
“Quay xe” nhờ Trung Quốc làm đường sắt
Hiện nay, việc xây dựng đường sắt cao tốc của Trung Quốc  đã phát triển đến mọi thành phố. Quốc gia này cũng nắm giữ các kỹ thuật tiên tiến hàng đầu thế giới và được nhiều quốc gia ngưỡng mộ.
Được biết, Thái Lan từng có một dự án xây dựng đường sắt cao tốc trị giá 224 tỷ baht, tương đương hơn 6 tỷ USD. Tuy nhiên, do công nghệ trong nước chưa cao nên Thái Lan đã quyết định đưa dự án này ra đấu thầu ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.
Ban đầu, quốc gia Đông Nam Á  đã nhờ tới công nghệ của Nhật Bản và Đức dù được Trung Quốc “ngỏ lời” giúp đỡ. Thậm chí, Nhật còn đề xuất sẽ hỗ trợ một phần chi phí. Tuy nhiên, sau 2 lần từ chối Trung Quốc, Thái Lan chính thức quyết định giao dự án đường sắt cao tốc này cho một đơn vị chuyên về cơ sở hạ tầng của quốc gia tỷ dân với hy vọng công nghệ tối tân của họ có thể đáp ứng được kỳ vọng.
Quả thật, Trung Quốc có công nghệ thật sự đáng kinh ngạc và đã hoàn thành xuất sắc dự án. Tuyến đường sắt cao tốc Thái Lan do Trung Quốc xây dựng không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân khắp Thái Lan mà còn thúc đẩy đáng kể sự phát triển của du lịch địa phương.
Ảnh minh họa dự án đường sắt cao tốc của Thái Lan nhờ tới công nghệ Trung Quốc |
Công nghệ xây dựng đường sắt của Trung Quốc
Không giống như hầu hết các dây chuyền xây dựng đường sắt cao tốc hiện có, các dây chuyền bổ sung mới của Trung Quốc được tiến hành bởi robot. Điều này cho thấy máy móc giờ đây có thể đảm nhận phần lớn công việc liên quan đến hoạt động xây dựng vốn cần tới nhiều lao động con người.
Công nghệ tiên tiến này của Trung Quốc vô cùng có ích. Bởi lẽ, một tuyến đường sắt xuyên núi có thể cần tới 10.000 công nhân để xây dựng.
Hiện nay, Trung Quốc cũng ra mắt cỗ máy tự hành cho phép lắp đặt 2km đường ray mỗi ngày. Sau đó, các công việc đào hầm, đổ bê tông, hàn, sơn và kiểm tra đều có thể được hoàn thành bởi robot. Hơn nữa, các kỹ sư đường sắt Trung Quốc cũng đã thiết kế công nghệ xây dựng tự động, sử dụng nền tảng quản lý dữ liệu số và hệ thống thông minh để lưu trữ, lắp ráp, vận chuyển và xây dựng.
Ngoài ra còn có hệ thống cảm biến tự động giúp thu thập dữ liệu trong thời gian thực từ công trường xây dựng, sau đó gửi đến khu vực quản lý. Cánh tay robot cũng được trang bị cảm biến và camera để phát hiện và điều chỉnh vị trí của các bộ phận, sau đó nâng và đặt chúng vào đúng vị trí. Công nghệ xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc luôn khiến thế giới ngỡ ngàng.