Từ nay, chính sách liên quan đến đất đai sẽ có thay đổi lớn
Sẽ có 2 quy định mới đáng chú ý theo Luật Đất đai 2024 được áp dụng trong năm 2025 mà người dân cần biết.
Sẽ có 2 quy định mới đáng chú ý theo Luật Đất đai 2024 được áp dụng trong năm 2025 mà người dân cần biết.
1. Bảng giá đất hiện hành sẽ áp dụng đến hết năm 2025
Tại Khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024  quy định cụ thể: Bảng giá đất do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 sẽ được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025.
Trong trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh sẽ tiến hành điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của Luật này sao cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương.
>> Người dân và doanh nghiệp 'gặp khó' khi áp dụng bảng giá đất mới
Bảng giá đất mới sẽ được áp dụng ngay khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024. Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo Luật Đất đai 2013 sẽ vẫn được áp dụng cho đến hết ngày 31/12/2025.
Tại Khoản 3 Điều 159 Luật Đất đai 2024 quy định, bảng giá đất mới sẽ được ban hành hàng năm và lần đầu được công bố, áp dụng từ ngày 1/1/2026.
Bảng giá đất mới sẽ được ban hành mỗi năm một lần thay vì 5 năm như quy định trước đó. Điều này nhằm đảm bảo giá đất sát với thực tế và phù hợp với những biến động thường xuyên của thị trường BĐS hiện nay.
2. Đưa vào vận hành, khai thác hệ thống tin quốc gia về đất đai
Tại khoản 23 Điều 3 Luật Đất đai 2024, hệ thống thông tin quốc gia về đất đai là hệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm dữ liệu được xây dựng thành một hệ thống tập trung và thống nhất trên phạm vi cả nước nhằm quản lý, vận hành, cập nhật và khai thác thông tin về đất đai.
Bộ TN&MT sẽ có trách nhiệm đảm bảo xây dựng hệ thống thông tin quốc gia về đất đai đến hết năm 2025 nhằm kịp đưa vào vận hành và khai thác theo đúng quy định tại Điều 170 Luật Đất đai 2024.
Sau khi hệ thống thông tin quốc gia về đất đai được đưa vào vận hành và khai thác, người dân có thể khai thác dữ liệu địa chính, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai, dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất... mà không cần phải ra trực tiếp các cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra dữ liệu nữa.
Ngoài ra, toàn bộ cơ sở dữ liệu cũng sẽ được UBND cấp tỉnh và Bộ TN&MT xây dựng, cập nhật, quản lý nhằm đảm bảo phát triển hạ tầng kỹ thuật, phấn đấu trong năm 2025 có thể chính thức đưa hệ thống thông tin quốc gia về đất đai vào vận hành.
>> Dự án gần 11.000 tỷ của Phát Đạt tại tỉnh giàu nhất Việt Nam đón tin vui