Từ tháng 2/2025, người dân sử dụng điện có quyền gì và hành vi nào bị nghiêm cấm?
Luật Điện lực 2024, số 61/2024/QH15 đã được Quốc hội thông qua ngày 30/11/2024 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2025.
Theo Điều 66 Luật Điện lực 2024, khách hàng sử dụng điện có các quyền và nghĩa vụ sau:
1. Khách hàng sử dụng điện  có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp đủ số lượng công suất, điện năng, bảo đảm chất lượng điện đã được thỏa thuận trong hợp đồng.
b) Yêu cầu bên bán điện kịp thời khôi phục việc cấp điện sau khi mất điện.
c) Được bồi thường thiệt hại do bên bán điện gây ra theo quy định của pháp luật.
d) Yêu cầu bên bán điện kiểm tra chất lượng dịch vụ điện, tính chính xác của thiết bị đo đếm điện, số tiền điện phải thanh toán.
đ) Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến dịch vụ bán lẻ điện và hướng dẫn về an toàn điện.
e) Được lựa chọn bên bán điện trong thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
g) Quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Khách hàng sử dụng điện có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thanh toán tiền điện đầy đủ, đúng thời hạn và thực hiện các thỏa thuận khác trong hợp đồng mua bán điện.
b) Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện các quy định, chương trình về quản lý nhu cầu điện để bảo đảm hệ thống điện vận hành an toàn, liên tục.
c) Sử dụng dịch vụ truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện phù hợp với từng cấp độ thị trường điện cạnh tranh.
d) Sử dụng điện đúng đối tượng và mục đích theo quy định tại hợp đồng mua bán điện.
đ) Thông báo kịp thời cho bên bán điện khi phát hiện những hiện tượng bất thường có thể gây mất điện, mất an toàn cho người và tài sản.
e) Tạo điều kiện để bên bán điện, đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện kiểm tra, sửa chữa, ghi chỉ số đo điện năng, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt và thay thế hệ thống đo đếm điện, trang thiết bị điện của đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện và liên hệ với khách hàng.
g) Đầu tư đường dây dẫn điện sau công tơ đến nơi sử dụng điện, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này; thiết kế hệ thống điện trong công trình thuộc phạm vi quản lý đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
h) Bảo đảm các trang thiết bị sử dụng điện đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu về an toàn điện, an toàn phòng cháy, chữa cháy.
i) Bồi thường khi gây thiệt hại cho bên bán điện theo quy định của pháp luật.
k) Bảo vệ công tơ điện đặt trong phạm vi quản lý của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện; không được tự ý tháo gỡ, di chuyển công tơ điện. Khi có nhu cầu di chuyển công tơ điện sang vị trí khác, phải được sự đồng ý của bên bán điện và phải chịu chi phí di chuyển.
l) Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
>>Việt Nam chi khoảng 0,5% GDP cho R&D, so với các nước khác thế nào? 
3. Khách hàng sử dụng điện lớn có các quyền sau đây:
a) Quyền quy định tại khoản 1 Điều này và được sử dụng dịch vụ truyền tải điện, phân phối điện theo quy định tại hợp đồng ký với đơn vị truyền tải điện, phân phối điện.
b) Khi tham gia thị trường điện cạnh tranh, có quyền mua điện trực tiếp từ đơn vị phát điện thông qua hợp đồng mua bán điện, hợp đồng kỳ hạn điện, hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện, hợp đồng tương lai điện và mua điện giao ngay trên thị trường điện cạnh tranh.
4. Khách hàng sử dụng điện lớn có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này.
b) Thực hiện chế độ sử dụng điện theo yêu cầu của cấp điều độ có quyền điều khiển, biện pháp bảo đảm yêu cầu chất lượng điện năng, an toàn điện và nội dung khác đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện, hợp đồng ký với đơn vị truyền tải điện, phân phối điện.
![]() |
Ảnh minh họa - Nguồn: EVN |
Ngoài ra, theo Điều 9 Luật Điện lực 2024, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện gồm:
- Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật Điện lực 2024.
- Trộm cắp điện.
- Trộm cắp phương tiện, trang thiết bị điện.
- Phá hoại phương tiện, trang thiết bị điện, công trình điện lực.
- Sử dụng phương tiện, thiết bị, chất gây cháy, nổ, ăn mòn và hành vi khác làm hư hỏng, gây sự cố công trình điện lực.
- Đóng điện, cắt điện trái quy định của pháp luật.
- Vi phạm quy định về bảo vệ công trình điện lực, an toàn điện và an toàn đập, hồ chứa thủy điện.
- Trồng cây, khoan, đào, đắp, xây dựng công trình, khai thác khoáng sản, neo đậu tàu, thuyền, xả nước thải, chất ăn mòn, thả diều, vật bay và các hoạt động khác vi phạm quy định của pháp luật về hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực.
- Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 69 của Luật Điện lực 2024.
- Cung cấp thông tin không chính xác, thiếu minh bạch xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.
- Cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa chữa, cải tạo, khắc phục sự cố đối với công trình điện lực, kiểm tra, giám sát hoạt động điện lực và sử dụng điện.
- Sách nhiễu, gây phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.
>>Doanh nghiệp Việt đầu tiên xây được nhà máy chip bán dẫn sẽ được hỗ trợ tới 10.000 tỷ đồng 
Bắc Ninh sẽ phủ sóng wifi miễn phí cho người dân tại 2 thành phố 
Điện gió và LNG: Cơ hội bứt phá từ Luật Điện lực sửa đổi