Vì sao chủ tịch HĐQT FPT Telecom khuyên sinh viên du học đừng về nước ngay?

14-11-2022 05:25|Vy Anh

Hiện nay vẫn còn nhiều du học sinh thất nghiệp sau khi về nước. Nguyên nhân chủ yếu là do họ quá tự tin, ảo tưởng mức lương như trời Tây dù kinh nghiệm không có.

Theo thống kê năm 2021 của Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khoảng 190.000 du học sinh Việt Nam đang học tập, điều tra và nghiên cứu tại quốc tế. Dù bị chững lại do dịch bệnh Covid-19 nhưng con số này vẫn đang không ngừng tăng mạnh sau khi cách biện pháp giãn cách được nới lỏng.

Trong quan niệm của nhiều người, được đi du học, được ra nước ngoài chắc chắn sẽ có cuộc sống sung túc, được các doanh nghiệp săn đón với thu nhập lên đến hàng nghìn đô.

Nữ du học sinh và quan điểm "du học sinh về nước khó xin việc do ảo tưởng lương cao"

Trong chương trình "Cơ hội cho ai" mùa 4, số phát sóng ngày 12 /11, cô gái Lê Minh Thùy (24 tuổi) tham gia với tư cách ứng viên. Minh Thùy đã có 7 năm sinh sống, làm việc ở Australia với ngành Kỹ sư cầu đường. Cô được giới thiệu là một trong những sinh viên xuất sắc ngành Kỹ sư cầu đường tại Đại học New South Wales.

Bên cạnh đó, Thùy còn có gần 2 năm làm việc trong lĩnh vực tự động hóa, thiết kế và nâng cấp hệ thống cầu tại Australia và 3 năm giảng dạy các môn tĩnh học tại trường Đại học Adelaide, Australia.

co-hoi-cho-ai.png
Chương trình "Cơ hội cho ai" mùa 4, số phát sóng ngày 12 /11.

Thùy cho biết tháng 4/2022 về Việt Nam và thấy đất nước có nhiều sự thay đổi và muốn tham gia vào sự thay đổi đó, cho nên đã nắm bắt ngay khi có cơ hội.

Tham gia chương trình, Minh Thùy và đối thủ nhận được câu hỏi nêu quan điểm về vấn đề "nhiều du học sinh về nước khó xin việc do ảo tưởng lương cao".

Cá nhân là một du học sinh về nước, song Minh Thùy không đồng ý với quan điểm này. Cô cho rằng du học sinh có những trải nghiệm và sinh viên học trong nước chưa chắc có được, một trong số đó là việc được học tập và giao lưu với bạn bè từ các quốc gia khác nhau.

Việt Nam đang ở trong giai đoạn vươn mình ra thế giới, do đó các công ty có nhân viên am hiểu về văn hóa sẽ có lợi thế là cầu nối để tiến xa hơn.

Thứ hai, Minh Thùy cho rằng các bạn du học sinh sớm phải xa gia đình nên có tính tự lập. Khi về các doanh nghiệp, các bạn có lợi thế nhiều hơn để phát triển bản thân nhờ khả năng thích nghi nhanh.

Cuối cùng là những bạn trẻ ra nước ngoài học tập có tinh thần đại diện cho một quốc gia nên thường rất nỗ lực và chủ động phát triển những kỹ năng mềm. Từ những lý do trên, cô gái 9x cho rằng các bạn du học sinh không hề ảo tưởng về mức lương cao mà hoàn toàn xứng đáng với đãi ngộ đó.

Sếp Hoàng Nam Tiến: "Đi học nước ngoài đừng vội về nước ngay"

Xuyên suốt từ đầu chương trình khi nêu quan điểm và trả lời câu hỏi của đối thủ lẫn các sếp, Minh Thùy luôn thể hiện việc quan tâm đến mức lương cao. Vì vậy cô cho rằng các du học sinh không ảo tưởng  mà họ xứng đáng với mức lương kỳ vọng sau quá trình dài nỗ lực.

Với câu trả lời trên, CEO Lưu Nga bày tỏ: "Theo tôi, bằng cấp cũng chỉ là một tờ giấy. Việc sinh viên mới tốt nghiệp ở nước ngoài và Việt Nam về cơ bản là như nhau. Điểm khác nằm ở chỗ khả năng ngoại ngữ của du học sinh tốt hơn. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào ở Việt Nam cũng sử dụng ngoại ngữ".

Nữ CEO cũng cho rằng học vấn là yếu tố quan trọng. Trong một cuộc phỏng vấn, ứng viên nên chứng minh kỹ năng ứng biến với các tình huống của bản thân. Những bạn đi học nước ngoài về không nên đặt nặng việc mình đi du học, thay vào đó, nên đặt mình vào vị thế là sinh viên mới ra trường. Bằng cách này, các bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn.

Ông Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch HĐQT FPT Telecom đưa ra lời khuyên cho Minh Thùy: "Các bạn sinh viên đi du học không nên về nước làm việc ngay. Bởi vì khi các bạn về nước, những kiến thức, ngoại ngữ, mối kết nối mới có sẽ mất đi và không được sử dụng. Trong khi đó, trong 5 -10 năm nữa, khi các bạn về nước với hành trang là kiến thức, quan hệ, tiền bạc, thậm chí là gia đình thì sẽ tốt hơn cho bản thân rất nhiều".

Kết quả, sau vòng phỏng vấn, Minh Thùy chỉ nhận được 1 phiếu và phải ra về. Cô gái 24 tuổi bày tỏ rằng lời khuyên của các sếp đã cho cô nhiều bài học để phát triển bản thân hơn trong tương lai.

Trên thực tế, câu chuyện "du học sinh về nước khó xin việc do ảo tưởng lương cao" không phải là chủ đề mới nhưng vẫn luôn gây ra nhiều ý kiến trái chiều.

Trong Cuộc khảo sát về khả năng có việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên các trường đại học năm 2021 do công ty tư vấn nhân sự Emerging của Pháp thực hiện, kỹ năng và kinh nghiệm quốc tế chỉ đạt điểm trung bình 6,4/10 về mức độ quan trọng đối với khả năng xin được việc. Thay vào đó, các nhà tuyển dụng lại quan tâm tới nhiều yếu tố khác như: sự xuất sắc về học thuật; am tường về kỹ thuật số; sự chú trọng vào nghề nghiệp; kỹ năng mềm và kiến thức số; sự chuyên môn hóa.

Từ đó cho thấy, các nhà tuyển dụng ngày nay đã không còn coi bằng cấp nước ngoài là ưu tiên hàng đầu cho các ứng viên trúng tuyển.

Hơn nữa với sự phát triển của internet hiện nay, các ứng viên không có điều kiện du học cũng có thể tự hàm thụ được kiến thức và tham khảo kinh nghiệm từ nước ngoài một cách dễ dàng.

Ông Hoàng Nam Tiến kết thúc 3 năm "bán mạng" tại FPT Telecom: Nhìn lại những phát ngôn "phủ đầu" giới trẻ

Mộng mơ "bằng đại học không quan trọng", đến khi xin việc tôi đã bị loại ngay từ vòng đầu

Bài thuộc chủ đề Công nghệ, Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Vì sao chủ tịch HĐQT FPT Telecom khuyên sinh viên du học đừng về nước ngay?
    POWERED BY ONECMS & INTECH