Bất động sản

Vì sao ‘đầu tàu’ của ngành đường sắt Việt Nam phải chịu thiệt hại hàng trăm tỷ đồng?

Phương Hà 05/07/2024 18:19

Dù có kết quả kinh doanh khá khả quan trong nửa đầu năm 2024, nhưng doanh nghiệp này vẫn phải chịu thiệt hại hơn trăm tỷ đồng.

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đơn vị này đã công bố sản lượng toàn tổng công ty đạt 4.778 tỷ đồng, tăng trưởng 11,5% trong 6 tháng đầu năm.

Cụ thể, sản lượng vận tải hành khách 6 tháng tăng gần 21%. Tính riêng dịp Tết Nguyên Đán, đơn vị đã bán ra gần 653.000 vé tàu với doanh thu đạt 400 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Qua đó, doanh thu của tổng công ty được ghi nhận tăng trưởng 10%, vượt mức 4.500 tỷ đồng. Riêng công ty mẹ đạt doanh thu 2.966 tỷ đồng, tăng 11%.

Đây là mức doanh thu bán niên kỷ lục của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và cao hơn mức thu cả năm của giai đoạn 2019-2021. Tương ứng trung bình mỗi ngày, công ty thu về hơn 24,7 tỷ đồng.

>> Tuyến đường dài nhất TP. HCM sở hữu 6 làn xe là dự án nối tới 'viên ngọc xanh' của thành phố

Năm nay, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đặt mục tiêu thu tổng cộng 6.258 tỷ đồng. Như vậy sau nửa năm, đơn vị này đã hoàn thành gần 72% kế hoạch doanh thu.

Vì sao ‘đầu tàu’ của ngành đường sắt Việt Nam phải chịu thiệt hại hàng trăm tỷ đồng?

(TyGiaMoi.com) - Vì sao ‘đầu tàu’ của ngành đường sắt Việt Nam phải chịu thiệt hại hàng trăm tỷ đồng?

Tuy nhiên, hai sự cố khiến hoạt động vận tải đường sắt gián đoạn do sụt lở đất đá trên đỉnh hầm Bãi Gió và hầm Chí Thạnh, làm ách tắc tuyến đường sắt Hà Nội - TP. HCM. Các công ty vận tải đã kịp thời tổ chức chuyển tải hành khách qua khu vực bị sự cố đảm bảo an toàn, cung cấp suất ăn, nước uống miễn phí trong quá trình chuyển tải. Việc đổi, trả vé đối với hành khách không muốn chuyển tải được thực hiện thuận lợi, nhanh chóng và không thu phí phát sinh.

Ảnh hưởng từ sự cố dẫn đến chi phí phát sinh để khắc phục sự cố và thiệt hại gián tiếp là hơn 106 tỷ đồng.

Nói về phương hướng kinh doanh trong 6 tháng cuối năm, ông Hoàng Gia Khánh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng công ty đã triển khai thực hiện cơ cấu lại bộ máy.

Trong đó, lĩnh vực vận tải, công ty đã xây dựng xong phương án hợp nhất hai CTCP Vận tải Đường sắt Hà Nội, Sài Gòn thành một công ty vận tải đường sắt. Đại hội cổ đông của hai công ty đã thông qua nội dung liên quan đến hợp nhất công ty và hội đồng quản trị hai công ty đã có quyết định thông qua nội dung và ký kết hợp đồng hợp nhất. Hiện hai công ty đang triển khai các thủ tục tiến tới hợp nhất.

>> Một doanh nghiệp Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ ‘bí kíp’ để giúp Việt Nam gỡ ‘nút thắt’ hạ tầng giao thông

Lộ trình cho mục tiêu gần 600km đường sắt đô thị Thủ đô: Giải bài toán 'gọi vốn' 55 tỷ USD

Lộ diện vị trí dự kiến xây dựng đường sắt tốc độ cao tại Thủ đô Hà Nội

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/vi-sao-dau-tau-cua-nganh-duong-sat-viet-nam-phai-chiu-thiet-hai-hang-tram-ty-dong-d126943.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Vì sao ‘đầu tàu’ của ngành đường sắt Việt Nam phải chịu thiệt hại hàng trăm tỷ đồng?
    POWERED BY ONECMS & INTECH