Xã hội

Việt Nam có một ‘nhà tù không lối thoát’, được xây theo hình trận đồ bát quái

Thái Hà 02/12/2024 - 09:41

Đây là một trong những nhà tù tàn bạo nhất, nhưng cũng là nơi mà các chiến sĩ cộng sản kiên trung đấu tranh, thể hiện chí khí một cách quật cường nhất.

Trại giam Chí Hòa hay còn gọi là Khám Chí Hòa, nằm tại quận 10, TP. HCM, là một nhà tù được người Pháp xây dựng vào năm 1943 nhằm thay thế Khám Lớn Sài Gòn, vốn tọa lạc ở góc đường Lý Tự Trọng - Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

Việt Nam có một ‘nhà tù không lối thoát’, được xây theo hình trận đồ bát quái - ảnh 1
Trại giam Chí Hòa nhìn từ trên cao. Ảnh: Báo SGGP

Khám Chí Hòa có thiết kế hình bát giác, với 8 cạnh đều nhau, tượng trưng cho 8 quẻ trong Kinh Dịch: Càn, Khôn, Chấn, Tốn, Cấn, Khảm, Đoài, Ly. Đồng thời, nơi đây được chia thành 8 khu giam giữ phạm nhân. Một số tài liệu nghiên cứu cho rằng thiết kế này dựa trên bát quái trận đồ của Khổng Minh Gia Cát Lượng thời Tam Quốc, với 8 quẻ tương ứng 8 cửa trận: Hưu, Sinh, Thương, Đỗ, Cảnh, Tử, Kinh, Khai.

Với tổng diện tích lên đến 7ha, công trình gồm 3 tầng lầu và 238 phòng giam. Kiến trúc của khám kết hợp giữa nét kiên cố, kín đáo, mát mẻ của kiến trúc Pháp và yếu tố âm dương, ngũ hành của phương Đông, tạo nên một không gian vừa thực dụng vừa huyền bí.

Việt Nam có một ‘nhà tù không lối thoát’, được xây theo hình trận đồ bát quái - ảnh 2
Khám Chí Hòa có thiết kế hình bát giác, với 8 cạnh đều nhau. Ảnh: Chuyện Xưa

Khám Chí Hòa chỉ có một cửa ra vào duy nhất, được gọi là "cửa tử". Qua cánh cửa này là hệ thống đường hầm thiết kế phức tạp theo các cung vị, khiến người không thông thạo dễ dàng mất phương hướng, như lạc vào một mê cung. Chính vì thiết kế đặc biệt này, phạm nhân khi đã bị giam giữ ở đây khó có thể vượt ngục.

Ban đầu, công trình được người Nhật khởi xướng sau khi họ đảo chính Pháp nhằm tạo nơi giam giữ tù nhân. Tuy nhiên, khi thi công chưa hoàn thành, người Nhật đã rút khỏi Việt Nam, để lại công trình dang dở. Người Pháp sau đó tiếp tục xây dựng và hoàn tất nhà tù với hầu hết vật liệu xây dựng như xi măng, sắt, thép được chở từ Pháp sang.

Việt Nam có một ‘nhà tù không lối thoát’, được xây theo hình trận đồ bát quái - ảnh 3
Khám Chí Hòa chỉ có một cửa ra vào duy nhất, được gọi là "cửa tử". Ảnh: Chuyện Xưa

Nếu như ở một số trại giam khác do thực dân Pháp xây dựng, các buồng giam cấm cố được đặt khá biệt lập thì tại Chí Hòa, các buồng cấm cố lại được để ngay góc của hai khu. Mỗi góc có 3 buồng giam cấm cố và sát hành lang.

Theo sách Địa chí văn hóa TP. HCM (tập 3 - Nghệ thuật), Khám Chí Hòa do Nhật giúp Pháp xây dựng vào năm 1943 và có sức chứa từ 2.000 đến 7.000 tù nhân…

Việt Nam có một ‘nhà tù không lối thoát’, được xây theo hình trận đồ bát quái - ảnh 4
Sân trong của Khám Chí Hòa xưa. Ảnh: Internet

Người ta truyền rằng, những ai từng bước chân vào Khám Chí Hòa đều cảm nhận được không khí lạnh lẽo, u uất, rờn rợn. Thậm chí, vào những năm 60 của thế kỷ trước, Tổng thống Ngụy quyền Ngô Đình Diệm cũng tin vào những câu chuyện huyền bí liên quan đến nơi này.

Để hóa giải một phần tính phong thủy của "trận đồ bát quái", ông đã mời một thầy địa lý cao tay đến để can thiệp. Một trong 8 nóc nhà của công trình hình bát giác đã bị san phẳng, phá vỡ sự hoàn hảo của bát quái, nhằm mở một "cửa Sanh" cho các linh hồn được giải thoát.

Trong khuôn viên của trại còn có một nhà thờ, ngày nay được sử dụng làm Hội trường của Trại. Công trình này vốn được thực dân Pháp xây dựng để làm nơi "rửa tội".

>> Động thái bất ngờ của ông trùm từ nhà tù

Lũ lụt cuốn sập tường nhà tù, gần 300 tù nhân vượt ngục, lực lượng an ninh khẩn cấp truy bắt

Người dân nên ở nhà từ sáng thứ 7 để tránh siêu bão Yagi

Theo Thị trường Tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/viet-nam-co-mot-nha-tu-khong-loi-thoat-duoc-xay-theo-hinh-tran-do-bat-quai-131393.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Việt Nam có một ‘nhà tù không lối thoát’, được xây theo hình trận đồ bát quái
    POWERED BY ONECMS & INTECH