Việt Nam thuộc triều đại nào khi ‘Thiên Cổ Nhất Đế’ Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa?

08-03-2024 14:44|Nam Trần

Khi Tần Thủy Hoàng lên nắm quyền cai trị ở Trung Quốc thì nước ta đang dưới quyền cai trị của triều đại nào? Và thủ lĩnh khi đó là ai mà có thể đẩy lui hàng vạn quân Tần ra khỏi bờ cõi?

Tần Thủy Hoàng (259–210 TCN) là Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu, đặt nền móng cho triều đại Tần. Ở tuổi 38, khi đạt đến đỉnh cao quyền lực, Tần Thủy Hoàng một mặt củng cố chính quуền phong kiến bên trong, mặt khác liên tục ρhát động các cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.

Vị hoàng đế này thường xuyên tiến hành các chiến dịch xâm lược, và lãnh thổ của người Việt cổ là một trong những mục tiêu mà ông nhắm đến. Sử sách ghi chép rằng, Tần Thủy Hoàng đã sai tướng Đồ Thư dẫn 500 nghìn quân, chia làm 5 đạo, kéo xuống phía Nam để chinh phạt.

Tần Thủy Hoàng (259–210 TCN), Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc

(TyGiaMoi.com) - Tần Thủy Hoàng (259–210 TCN), Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc

Vào thời điểm đó, sau hàng thế kỷ liên tục nội chiến ở trong nước, tư duу quân sự ở Trung Quốc đã rất phát triển. Tiềm lực của họ có thể huy động cả hàng trăm nghìn quân cho một chiến dịch quân sự. Trong khi đó, tiềm lực quân sự của Văn Lang thời điểm ấy hạn chế về mọi mặt, khả năng tổ chức chiến trận chưa thể cùng lúc huy động được hàng trăm nghìn người như nhà Tần.

Bản đồ các khu vực lẻ tẻ do nhà Tần chiếm được của các nhóm tộc Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử (Trường Giang) sau năm 210 TCN

(TyGiaMoi.com) - Bản đồ các khu vực lẻ tẻ do nhà Tần chiếm được của các nhóm tộc Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử (Trường Giang) sau năm 210 TCN

Thế nhưng, người Việt cổ đã cho thấy sự nhạy bén khi liên tục giành được chiến thắng bằng chiến thuật "vườn không nhà trống" và lối đánh du kích đặc trưng.

Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lại rằng người Việt vào rừng để tránh thế mạnh lúc đầu của quân Tần, đưa người tài giỏi lên làm tướng, ban ngày ẩn nấp, ban đêm tấn công nhằm tiêu hao quân địch, triệt nguồn cướρ bóc lương thực của giặc. Cuộc kháng chiến mưu trí, bền bỉ của người Việt đã làm cho quân Tần “lương thực bị tuyệt và thiếu, đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái cũng không xong”. Quân giặc càng ngàу càng bị dồn vào tình trạng căng thẳng, nguу khốn đến như tuyệt vọng.

Nhận thấy thời cơ đã đến lúc chín muồi, Thục Phán An Dương Vương cùng nhiều thủ lĩnh tài giỏi khác đã tập hợp lại và lãnh đạo quân ta tổ chức đánh lớn tiêu diệt sinh lực địch, đập tan cuộc xâm lược của quân Tần, giành thắng lợi hoàn toàn. Đến năm 208 TCN, quân Tần buộc phải rút khỏi vùng đất của người Việt.

An Dương Vương và Công chúa Mỵ Châu

(TyGiaMoi.com) - An Dương Vương và Công chúa Mỵ Châu

Sau khi lãnh đạo nhân dân đánh bại được đội quân xâm lược của Tần Thủy Hoàng, Thục Phán An Dương Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (ngày nay là Đông Anh, Hà Nội). Ông nổi tiếng không chỉ với tài trí xuất chúng mà còn gắn liền với truyền thuyết về nỏ thần và câu chuyện tình oan nghiệt của Mỵ Châu - Trọng Thủy.

Thế nhưng, dù đã lãnh đạo dân ta chiến thắng nhiều lần trước quân xâm lược của Triệu Đà, nhưng cuối cùng, An Dương Vương đã rơi vào kế sách của Trọng Thủy, dẫn đến kết cục phải nhảy xuống biển tự tử. Sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc đưa đất nước vào ách đô hộ của nước Nam Việt.

>> Vì sao cỗ xe giường nằm của Tần Thủy Hoàng hơn 2.000 năm vẫn hoạt động, cửa sổ vẫn có thể mở ra kéo vào một cách trơn tru?

Nữ đô đốc duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam: Đánh hổ cứu chồng tương lai, được ca ngợi có 'gan dạ và trí lược của một đại tướng'

'Chiến thần' đất Việt chưa bao giờ nếm mùi thất bại, làm rể vị tướng quân vĩ đại trong lịch sử phong kiến Việt Nam

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/viet-nam-thuoc-trieu-dai-nao-khi-thien-co-nhat-de-tan-thuy-hoang-thong-nhat-trung-hoa-d117478.html
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Việt Nam thuộc triều đại nào khi ‘Thiên Cổ Nhất Đế’ Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa?
    POWERED BY ONECMS & INTECH