VN-Index lùi về mốc 1.240 điểm, cổ phiếu FPT gánh thị trường
VN-Index gặp áp lực điều chỉnh trước áp lực bán gia tăng từ nhóm Midcap, sự phân hóa diễn ra ở hầu hết các ngành.
14h45: VN-Index giằng co quanh biên độ hẹp trong suốt thời gian giao dịch và đóng cửa tại mức 1.241 (giảm nhẹ 0,16 điểm). Thị trường có 314 mã tăng và 369 mã giảm. Thanh khoản đạt gần 11.355 tỷ đồng, tương đương 366 triệu đơn vị giao dịch.
Thị trường có 14/24 nhóm ngành giảm giá, trong đó tác động tiêu cực là nhóm năng lượng (-0,8%), bất động sản (-0,4%). Ngược lại, nhóm công nghệ thông tin có mức tăng khả quan nhờ lực kéo của FPT (+2,7%), đưa thị giá lên 138.900 đồng/cp và tiệm cận vùng đỉnh cũ.
Khối ngoại mua ròng 359 tỷ đồng, dẫn đầu danh sách là FPT  (686 tỷ đồng), MSN (66 tỷ đồng), VNM (42 tỷ đồng)... Ngược lại, nhóm này bán ra HPG (66 tỷ đồng), DCM (46 tỷ đồng).
13h45: VN-Index giảm hơn 1 điểm về 1.240. Trong nhóm VN30, cổ phiếu FPT bật tăng hơn 2,5% giúp thu hẹp đà giảm của chỉ số.
Nhóm bất động sản, hóa chất, tiêu dùng, thép gặp áp lực điều chỉnh đưa nhiều cổ phiếu lùi sâu dưới tham chiếu như DIG (-1,2%), NLG (-1,4%), DPM (-2,3%), DCM (-1,8%), HAG (-2,5%)...
Tại nhóm ngân hàng diễn ra sự phân hóa rõ nét, nhiều mã có mức giảm quanh 1% như STB (-1,1%), CTG (-0,8%), TCB (-0,6%)... Ngược lại, LPB bật tăng 1,25% giúp thu hẹp đà giảm thị trường.
11h45: VN-Index giằng co trong suốt thời gian giao dịch phiên sáng và chốt phiên giảm nhẹ 0,6 điểm về mức 1.241. Sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng điện với 363 mã giảm và 221 mã tăng. Thanh khoản đạt hơn 5.100 tỷ đồng, tương ứng 167 triệu đơn vị.
Thị trường còn 6/24 nhóm ngành giữ được sắc xanh, trong đó công nghệ thông tin dẫn đầu nhờ đà tăng giá của FPT  (+2,2%). Ngược lại, nhóm tiêu dùng (-2%), dịch vụ tài chính (-0,5%), bất động sản (-0,4%)...
Khối ngoại mua ròng 55 tỷ đồng, dẫn đầu danh sách là FPT (285 tỷ đồng). Ngược lại, nhóm này bán ra DCM (38 tỷ đồng), FRT (35 tỷ đồng), HPG (17 tỷ đồng).
10h45: Chỉ số tiếp tục lình xình quanh mức 1.242. Cổ phiếu FPT bật tăng 2,2% và dẫn đầu cho đà tăng của thị trường.
Tại nhóm bất động sản, cổ phiếu NVL ghi nhận mức tăng 2,3% lên 11.350 đồng/cp với lượng đặt mua chiếm ưu thế. Ngược lại, các mã khác như VIC, DIG, SZC, VRE, PDR tiếp tục chìm trong sắc đỏ.
9h30 : VN-Index giằng co quanh mức tham chiếu 1.242. Toàn thị trường có 219 mã tăng và 179 mã giảm. Nhóm VN30 có 13/30 cổ phiếu giảm điểm, trong đó tác động tiêu cực là POW  (-1,2%), BCM (-0,8%), MWG (-0,7%)... Ngược lại, một số cổ phiếu ghi nhận mức tăng tốt là SAB (+0,9%), FPT (+0,7%), BVH (+0,6%)...
Sự phân hóa diễn ra ở hầu hết các nhóm ngành. Trong đó, nhiều mã bất động sản, đầu tư công, hóa chất ghi nhận sự hồi phục như QCG  tím trần, EVG (+1,6%), LAS (+1,4%), PAT (+1,9%), HBC (+6,1%), C4G (+1,3%)... Ngược lại, một số cổ phiếu chứng khoán, thép có mức giảm nhẹ như ORS (-1,1%), STB (-0,6%), TCB (-0,4%)...
Ở diễn biến khác, theo chương trình làm việc ngày 27/11 của Quốc hội, buổi sáng các đại biểu sẽ thảo luận và biểu quyết thông qua các nội dung quan trọng, bao gồm: Luật Phòng không nhân dân, Luật Công đoàn (sửa đổi), và Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Sau đó, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), với phần giải trình và làm rõ của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Buổi chiều, các đại biểu sẽ tiếp tục biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, cùng Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Tiếp đó, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), với phần giải trình từ Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc để làm rõ các vấn đề được nêu.
>> Quốc Cường Gia Lai (QCG): Bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại
Doanh nghiệp Việt Nam tái khởi động nhà máy gang thép 330 triệu USD cùng nhà thầu Trung Quốc 
Thêm 7 doanh nghiệp chốt trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ hàng chục % trong tháng cuối năm