Chuyên gia chứng khoán dự báo, trong tuần giao dịch từ 17 - 21/1/2022, xa hơn là tới Tết 2022, thị trường chứng khoán sẽ không có ngành nào đủ vượt trội để dẫn sóng.
Tuần qua (14 - 17/1/2022), thị trường chứng khoán đóng cửa dưới mốc 1.500 điểm; nến tuần đóng dưới 1.500 cho thấy tâm lý nhà đầu tư rất hoang mang.
Nhiều ý kiến cho rằng nhóm bất động sản, cổ phiếu penny hạ nhiệt thì dòng cổ phiếu ngân hàng sẽ hút được dòng tiền. Thực tế, nhóm bank chỉ hồi phục được một vài phiên chứ không đủ lực để tạo ra một con sóng từ đây.
Theo nhận định của ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư Công ty Chứng khoán MBKE, mốc 1.470 - 1.480 điểm của VN-Index rất quan trọng; nếu giảm xuyên qua mốc đó thì tâm lý còn xấu hơn và thị trường có thể giảm sâu hơn nữa nếu vẫn giữ được mốc này thì sớm hồi phục này. Đặc biệt, một số cổ phiếu bất động sản, penny, đầu cơ vẫn chưa có dấu hiệu được "cầm máu". Do đó nếu mốc này bị xuyên thủng, kịch bản giảm sâu có thể xảy ra giống như dịp cận Tết Nguyên đán năm 2021.
"Dòng tiền đang rất hỗn loạn, tâm lý nhà đầu tư đang cực kỳ bất an. Nhà đầu tư đang cố bấu víu vào một cái gì đó để trụ vững trong những ngày này như nhóm ngân hàng chẳng hạn, tăng 1 - 2 phiên nhưng rất nhiều các diễn đàn, nhà đầu tư hô hào ngân hàng đã trở lại, sóng thần,… nhưng cuối tuần nhóm cổ phiếu này đã rớt lại", ông Khánh phân tích.
"VN-Index đã 2 lần chinh phục mốc 1.500 song vẫn thất bại trong việc đứng vững tại mốc kháng cự này.
Thời điểm cận Tết, nhiều nhà đầu tư mong muốn một cái Tết ấm no nên đã tất tay nhưng cuối cùng thị trường lại điều chỉnh trước khi họ kịp chốt", ông Khánh nói.
Với dòng bất động sản, ông Khánh cho rằng, nhóm này đang có sự phân hoá; trong khi một số cổ phiếu có xu hướng phục hồi trở lại thì một số cổ phiếu tăng nóng sẽ tiếp tục giảm điểm. Tuy nhiên, để tăng trần hàng loạt như trước cú sập do vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc thì rất khó.
Nhà đầu tư thận trọng lựa doanh nghiệp, mã cổ phiếu kỹ hơn, quỹ đất sạch, kết quả kinh doanh tốt,… Theo quan điểm cả tôi, từ nay đến Tết 2022, xu hướng phân hoá này sẽ không đổi", ông Khánh nói.
Ông Khánh dự báo, trong tuần giao dịch từ 17 - 21/1/2022, xa hơn là tới Tết, thị trường chứng khoán sẽ không có ngành nào đủ vượt trội để dẫn sóng. Ngân hàng rớt giá thì bất động sản lại hồi đỡ thị trường và ngược lại.
Đối với các nhà đầu tư đã lỡ "đu đỉnh" và bị "kẹp" cổ phiếu nóng, ông Khánh cho rằng, nếu như cổ phiếu đã bị tắc sàn, không thanh khoản nhà đầu tư không thể bán được nữa thì hãy cứ thử vận may đặt bán giá trần.
"Theo kinh nghiệm 22 năm trên thị trường của tôi, với những cổ phiếu nóng khi đã sụp đổ mất thanh khoản thường sẽ bị nhốt sàn nhiều phiên liên tiếp nhưng sau khi được giải cứu thường hồi được 2 - 3 phiên thậm chí từ sàn lên trần luôn.
Do đó, nhà đầu tư hãy thử đặt giá trần thay vì bán giá sàn, có rất nhiều cổ phiếu đã như vậy và sau khi được giải cứu nó đã tăng trần luôn. Làm như vậy, chí ít nhà đầu tư đã có thể giảm bớt thiệt hại", ông Khánh nhấn mạnh.
Theo vị chuyên gia, điều này chỉ áp dụng với nhà đầu tư "kẹp hàng" còn với chiều mua, nhà đầu tư mua mới những cổ phiếu tăng sốc giảm sâu và được giải cứu thì rủi ro là 50/50 do thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn mang tính T+, mua xong có thể lãi ngay nhưng hàng về có thể bị thua lỗ.
Trở thành kênh đầu tư tốt nhất năm 2023, vàng trong năm 2024 sẽ ra sao? 
Chuyên gia gợi ý 5 nhóm cổ phiếu nên tích lũy trong 2 tuần cuối năm