VN-Index vượt 1.270 điểm, thị trường phân hóa
Mỹ công bố CPI tháng 1/2025 vượt dự báo, chỉ số Dow Jones mất 225 điểm. VN-Index biến động giằng co trong phiên 13/2 và tăng điểm về cuối, sự phân hóa xảy ra rõ nét.
![z6314000394757_8b422c9cd9827dc41310509c8e75cff9.jpg](https://fr.5me.workers.dev/nqs.1cdn.vn/2025/02/13/z6314000394757_8b422c9cd9827dc41310509c8e75cff9.jpg)
14h45: VN-Index kết phiên tại 1.270,35 điểm, tăng 3,44 điểm (+0,27%). Thanh khoản đạt 512 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 11.741 tỷ đồng. Dù tăng khá mạnh, độ rộng thị trường vẫn nghiêng về phía tiêu cực với 229 mã giảm, 210 mã tăng, 80 mã tham chiếu. Tuy nhiên, có tới 13/19 ngành giữ sắc xanh.
Sự phân hóa diễn ra rõ nét ngay trong cùng nhóm ngành. Chẳng hạn, nhóm bất động sản: DIG  (+1,64%), PDR  (+1,07%) trái ngược với NLG (-1,97%), NVL (-1,53%). Nhóm điện ghi nhận POW, GEX, PC1 tăng mạnh, trong khi BCG, REE chịu áp lực điều chỉnh.
Khối ngoại bán ròng 233 tỷ đồng, tập trung xả VNM (67 tỷ đồng), VPB (58 tỷ đồng), MWG (48 tỷ đồng).
![z6314099549140_dd1dfb0fcff681e25a5722b77da746b7.jpg](https://fr.5me.workers.dev/nqs.1cdn.vn/2025/02/13/z6314099549140_dd1dfb0fcff681e25a5722b77da746b7.jpg)
11h30: VN-Index giằng co quanh tham chiếu trong suốt phiên sáng, biên độ dao động 5 điểm. Chỉ số kết phiên tại 1.267,54 điểm, tăng 0,63 điểm (+0,05%). Thanh khoản đạt 242,2 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 5.360 tỷ đồng. Tuy vậy, sắc đỏ vẫn chiếm chủ đạo với 219 mã giảm, áp đảo 177 mã tăng.
Chỉ số đi lên nhờ dòng tiền tìm đến nhóm ngân hàng, toàn ngành tăng 0,16%, trong đó CTG (+1,11%) dẫn dắt khi tăng đầu tiên.
Nhóm phân bón diễn biến tích cực, nhiều cổ phiếu đầu ngành duy trì mức tăng trên 2% xuyên suốt phiên, như DCM (+2,29%), DPM (+2,73%), LAS (+2,13%).
![z6313238660336_55531cf4bd3a942fe18c006deb4875fc.jpg](https://fr.5me.workers.dev/nqs.1cdn.vn/2025/02/13/z6313238660336_55531cf4bd3a942fe18c006deb4875fc.jpg)
10h30: Tối ngày 12/2 (giờ Việt Nam), Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2025 tăng 0,5% so với tháng 12/2024 và tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Cả hai con số trên đều cao hơn so với dự báo lần lượt là 0,3% và 2,9% của các nhà kinh tế.
Chỉ số CPI lõi (không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm) tăng 0,4% so với tháng 12/2024 và tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước. Đây là thước đo lạm phát quan trọng của Fed. Cả hai chỉ số trên đều vượt mức dự báo lần lượt là 0,3% và 3,1%.
Chỉ số Dow Jones giảm 225,09 điểm, tương đương giảm 0,5%, còn 44.368,56 điểm vào phiên đêm qua.
VN-Index mở cửa phiên sáng 13/2 trong sắc xanh, nhưng áp lực bán nhanh chóng xuất hiện, khiến chỉ số giảm gần 3 điểm vào thời điểm 10h30. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 248 mã tăng, 135 mã giảm và 35 mã tham chiếu.
Nhóm cổ phiếu liên quan đến Gelex tăng mạnh, dẫn đầu thanh khoản với GEX  (+3,02%), GEE  (+6,58%) và "người cũ" VIX  có thời điểm tăng 1,7%. Nhóm cổ phiếu điện cũng hưởng ứng, với nhiều mã đầu ngành đi lên như POW (+1,26%), PC1 (+2,12%), NT2 (+3,25%).
Cổ phiếu MWG  giảm 2,66% kèm thanh khoản 4,5 triệu đơn vị, gấp hơn 2 lần so với cùng thời điểm phiên liền trước, sau thông tin doanh nghiệp chuẩn bị phát hành gần 20 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng cho nhân viên.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng, 187 tỷ đồng bị rút ra ngay đầu phiên, tập trung vào các mã VNM, MWG, STB.
>> Nhận định chứng khoán 13/2: VN-Index có thể về 1.260 điểm 
FPT 'không sợ' DeepSeek, nhà máy AI tại Việt Nam và Nhật Bản chuẩn bị đi vào hoạt động 
Mỹ áp thuế 25% lên thép: HPG 'miễn nhiễm' vì lý do bất ngờ, nhóm HSG, NKG và GDA thì không