Doanh nghiệp

Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Lộ diện người ‘trực chứng từ’ để đảm bảo cân sổ quỹ

Hồ Nga 25/06/2024 - 21:54

Trong vụ Vạn Thịnh Phát, dòng tiền khống hàng chục nghìn tỷ đồng đã "đi lệnh" trong khoảng thời gian ngoài giờ giao dịch, được đảm bảo cân bằng bởi 1 người.

Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang khiến rất nhiều người quan tâm, giai đoạn 2 của liên quan đến Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua các đợt phát hành trái phiếu đã có kết luận điều tra.

Có 35.824 người bị hại là trái chủ sở hữu các mã trái phiếu (F1). Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra thông báo tìm bị hại và hiện vẫn còn nhiều bị hại đã chuyển nơi cư trú, chưa hợp tác đến trình báo.

Thái Thị Thanh Thảo, Giám đốc Dịch vụ khách hàng Wholesale ngân hàng SCB cho biết, các giao dịch đi lệnh chuyển tiền, nộp/rút tiền liên quan hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là theo sự chỉ đạo của Nguyễn Phương Hồng. Dòng tiền được chạy bằng 2 hình thức: Nếu dòng tiền phức tạp, đi lệnh trong nhiều ngày thì Hồng lập thành file excel, còn nếu dòng tiền đơn giản thì sẽ thông báo bằng miệng hoặc gọi điện thoại.

Số tiền 27.400 tỷ đồng từ các lô trái phiếu của An Đông (25.000 tỷ đồng) và Sunny World (2.400 tỷ đồng) được đi lệnh theo 2 hình thức rút tiền mặt (đưa xuống hầm giao cho Bùi Văn Dũng – lái xe của Trương Mỹ Lan - hoặc đưa trực tiếp cho Hồng…); hoặc hình thức đi lệnh trực tiếp.

Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Lộ diện người ‘trực chứng từ’ để đảm bảo cân sổ quỹ

>> Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Lời khai của Phó Tổng Natural Land lộ quy trình 'cắt phế' của ‘người đã chết'

Thông thường, khi Hồng báo cho Thảo biết ngày nào phải đi lệnh, thì cũng đồng thời báo cho Trần Thị Thúy Ái, kiểm soát viên ngân quỹ, biết để phối hợp. Trần Thị Thúy Ái làm việc tại SCB từ năm 2012.

Ái khai, giai đoạn từ 2018-2020, dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Phương Hồng, các giao dịch nộp/rút tiền mặt tại ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn dao động từ 100-300 tỷ đồng/ngày. Nhiều khoản giao dịch có chứng từ được hoàn thiện sau 5-7 ngày và các bộ phận đều làm việc muộn để xử ký ngoài giờ các công việc của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Hồng giải thích với mọi người, việc làm này là để xử lý nguồn nội bộ cho sếp lớn (bà Trương Mỹ Lan) và việc làm này vẫn đảm bảo không lệch sổ quỹ tiền mặt trong ngày.

>> Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: ‘Việc nhẹ lương cao’ - đứng tên thành lập công ty nhận 12 triệu đồng/tháng

Để thực hiện, đối với các giao dịch nộp/rút tiền mặt khống, tại ngày phát sinh giao dịch, Ái sẽ “trực chứng từ”, ở lại SCB chờ bộ phận của Thảo thực hiện đi lệnh trên hệ thống. Nhiệm vụ của Ái là đối chiếu tồn quỹ cuối ngày để đảm bảo cân sổ quỹ. Nếu phát sinh lệch sổ sẽ báo bộ phận của Thảo làm lại.

Thông thường việc thực hiện giao dịch khống nêu trên được thực hiện ngoài giờ, từ 17h-22h.

Kết quả điều tra xác định, đối với trái phiếu An Đông, Ái đã tiếp nhận và xử lý, ký trên 191 chứng từ nộp tiền mặt (21.289 tỷ đồng) và 238 chứng từ rút tiền mặt (22.816 tỷ đồng).

Đối với trái phiếu Sunny World, Ái đã tiếp nhận, xử lý và ký trên 24 chứng từ nộp tiền mặt và 28 chứng từ rút tiền mặt, cùng số tiền 2.400 tỷ đồng.

>> Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Dòng tiền 2.000 tỷ đồng đi qua, để lại câu chuyện 'đất vàng' 220 Bình Thới

Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Lời khai của Phó Tổng Natural Land

Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Dòng tiền 2.000 tỷ đồng đi qua, để lại câu chuyện 'đất vàng' 220 Bình Thới

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vu-van-thinh-phat-giai-doan-2-lo-dien-nguoi-truc-chung-tu-de-dam-bao-can-so-quy-239957.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Lộ diện người ‘trực chứng từ’ để đảm bảo cân sổ quỹ
    POWERED BY ONECMS & INTECH