Thế giới

Vượt Trung Quốc, hai quốc gia châu Á bắt tay xây dựng đường hầm dưới biển dài 190km phá vỡ mọi kỷ lục xây dựng

Trình Long 24/02/2025 - 14:04

Dự án đường hầm Iran-Qatar có thể trở thành một bước ngoặt thay đổi cục diện thương mại và địa chính trị trong khu vực, mang lại lợi ích kinh tế và chiến lược lớn cho cả hai nước.

Mới đây, Quốc vương Qatar, Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani đã đến thăm Iran và nhấn mạnh kế hoạch xây dựng một đường hầm dưới biển dài nhất thế giới giữa Qatar và Iran. Dự án này nhằm mở rộng kết nối từ Tây Á qua Biển Caspi đến Địa Trung Hải.

Ý tưởng về đường hầm này lần đầu tiên được đề xuất vào tháng 2/2022, khi cố Tổng thống Iran Ebrahim Raeisi đến thăm Qatar. Khi đó, dự án vẫn trong giai đoạn nghiên cứu và chờ quyết định của Ủy ban chung giữa hai nước.

Trong cuộc gặp với Lãnh tụ Tối cao Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, Quốc vương Qatar tuyên bố sẽ sớm thành lập Ủy ban phụ trách dự án, cho thấy Qatar đang nghiêm túc thúc đẩy kế hoạch này.

Vượt Trung Quốc, hai quốc gia châu Á bắt tay xây dựng đường hầm dưới biển dài 190km phá vỡ mọi kỷ lục xây dựng - ảnh 1
Đường hầm dưới biển dài nhất thế giới giữa Qatar và Iran. Ảnh minh họa

Đường hầm dự kiến dài khoảng 190km, nối từ mũi phía Bắc của bán đảo Qatar đến bờ biển Iran gần Dayyer. Nếu hoàn thành, nó sẽ trở thành đường hầm dài nhất thế giới, gấp gần ba lần so với đường hầm giao thông dài nhất hiện tại ở Trung Quốc đạt 68 km và gấp năm lần so với Đường hầm eo biển Manche nối Anh - Pháp (38km). Đường hầm Manche, được xây dựng từ năm 1988 đến 1994, hiện vẫn là dự án xây dựng tốn kém nhất lịch sử với chi phí 21 tỷ USD.

Chi phí xây dựng đường hầm Iran-Qatar chắc chắn sẽ rất lớn, nhưng Qatar có thể đảm đương nhờ doanh thu khoảng 200 tỷ USD mỗi năm từ xuất khẩu khí đốt. Trong khi đó, Iran vẫn gặp khó khăn do các lệnh trừng phạt kinh tế.

Với Qatar, dự án này mang lại lợi ích to lớn, giúp nước này có một tuyến kết nối trực tiếp đến Iran và xa hơn là thị trường Á - Âu. Hiện tại, Qatar phụ thuộc vào Ả Rập Xê-út để vận chuyển hàng hóa.

Ngoài ra, Qatar có lợi ích lớn tại Nga, sở hữu 20% cổ phần của tập đoàn dầu khí nhà nước Rosneft và là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Nga. Điều này càng làm tăng tầm quan trọng của tuyến đường hầm này đối với Qatar.

Về phía Iran, dự án phù hợp với chiến lược mở rộng quan hệ thương mại với các nước vùng Vịnh. Sau nhiều năm cạnh tranh, Iran và Ả Rập Xê-út đang dần cải thiện quan hệ vì lợi ích chung. Cả hai đều là cường quốc khu vực, sở hữu nguồn dầu mỏ lớn và có tiềm năng hợp tác thương mại.

Nếu được xây dựng, đường hầm này không chỉ kết nối Qatar với Iran mà còn mở ra tuyến đường thương mại thuận lợi giữa vùng Vịnh và Địa Trung Hải mà không cần đi qua Iraq, Syria hay Lebanon. Điều này giúp Iran dễ dàng tiếp cận các thị trường châu Phi, châu Âu, trong khi Ả Rập Xê-út có thể kết nối tốt hơn với Trung Á, Nga và Trung Quốc.

Dự án đường hầm Iran-Qatar có thể trở thành một bước ngoặt, thay đổi cục diện thương mại và địa chính trị trong khu vực, mang lại lợi ích kinh tế và chiến lược lớn cho cả hai nước.

>> Vượt Mỹ, nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á xây dựng trung tâm dữ liệu AI lớn nhất thế giới

Elon Musk hé lộ dự án đường hầm 17km cho xe tự lái, vận chuyển tới 20.000 hành khách/giờ

Huy động hơn 180 nghìn tỷ đồng cùng 360.000 tấn thanh cốt thép, hai quốc gia châu Âu bắt tay xây dựng đường hầm xuyên biển dài nhất thế giới

Theo thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/vuot-trung-quoc-hai-quoc-gia-chau-a-bat-tay-xay-dung-duong-ham-duoi-bien-dai-190km-pha-vo-moi-ky-luc-xay-dung-137391.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Vượt Trung Quốc, hai quốc gia châu Á bắt tay xây dựng đường hầm dưới biển dài 190km phá vỡ mọi kỷ lục xây dựng
    POWERED BY ONECMS & INTECH