Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất điều chỉnh Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Tiếp tục kỳ họp thứ 6, chiều 23/11, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh cho biết, so với dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, nhiều nội dung đã được các cơ quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý tại dự thảo luật. Sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo luật gồm 15 chương và 203 điều. Cụ thể, đã tăng hai chương và 8 điều, trong đó sửa đổi, chỉnh lý 158 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.
Với điều 162, UBTVQH đưa ra hai phương án thiết kế chính sách. Trong đó, phương án một đặt ngay TCTD vào diện KSĐB khi lỗ lũy kế trên 100% vốn điều lệ, quỹ dự trữ, hết thời hạn không khắc phục được tình trạng can thiệp sớm, NHNN nhận thấy không có khả năng phục hội, TCTD bị giải thể, không có khả năng thanh toán …
Xem xét đặt vào diện kiểm soát đặc biệt đối với TCTD trong trường hợp mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả, khả năng thanh toán, lỗ lũy kế lớn hơn 50% vốn điều lệ, không duy trì tỷ lệ an toàn vốn trong 12 tháng liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong 6 tháng liên tiếp, xếp hạn yếu kém hoặc rút tiền hàng loạt.
Với phương án hai, NHNN sẽ quyết định các trường hợp đặt vào diện kiểm soát đặc biệt, trong đó có trường hợp lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ, quỹ dự phòng hoặc bị rút tiền hàng hoạt.
Chính phủ nhất trí với phương án hai vì cho rằng việc đưa TCTD vào kiểm soát đặc biệt cần được cân nhắc thận trọng . Trong khi đó UBTVQH, thống nhất với phương án một do phương án này có tính răn đe, bao quát hơn.
Về trường hợp cho vay đặc biệt, UBTVQH đề xuất bỏ nội dung liên quan đến việc TCTD được vay đặc biệt tổ chức bảo hiểm tiền gửi và bổ sung TCTD được vay đặc biệt TCTD khác theo quy định. Ngoài ra, UBTVQH đề xuất bỏ nội dung NHNN được cho vay đặc biệt tổ chức bảo hiểm tiền gửi do tiềm ẩn nhiều rủi ro .
Đồng thời, UBTVQH cũng đề xuất điều chỉnh thẩm quyền quyết định cho vay đặc biệt với lãi suất 0% là Thủ tướng Chính phủ bởi đây là trường hợp sử dụng gián tiếp nguồn lực nhà nước.
Không dễ để xử lý tình trạng sở hữu chéo, sở hữu ngân hàng vượt trần 
Cung tiền M2 tăng 4,12% trong 8 tháng đầu năm 2024: Tín hiệu gì từ dòng vốn và tín dụng?