Với việc lấy lại được hỗ trợ tâm lý 1.450 điểm, xu hướng tăng của VN-Index đã được cải thiện và có thể hướng đến các mốc cao hơn trong thời gian tới.
Tổng quan phiên 10/12:
Thị trường chứng khoán phiên chiều 10/12 bất ngờ bị bán mạnh do áp lực điều chỉnh từ nhóm vốn hóa lớn. Theo dự báo trước đó của công ty chứng khoán, nhịp điều chỉnh sau 3 phiên hồi phục liên tục là hợp lý trong bối cảnh tâm lý giao dịch của nhà đầu tư vẫn đang khá thận trọng và thị trường chưa có nhiều thông tin hỗ trợ.
Cổ phiếu bất động sản hôm nay phân phối mạnh. Nhiều cổ phiếu chìm trong sắc xám nhưng số mã "tím lịm" cũng xuất hiện khiến mảng này trở nên khó đoán hơn với nhà đầu tư. Trong nhóm VN30, VIC, NVL giảm khá mạnh phiên hôm nay.
Những cổ phiếu bất động sản nhỏ hơn nhưng thanh khoản cao như PXL, NTB, CLG, PVL, TNT, HPX, IDC đều đua nhau giảm giá với thanh khoản tăng vọt. Nhóm cổ phiếu bất động sản đã có chu kỳ tăng giá mạnh nhịp gần đây nên áp lực chốt lãi lớn đã và đang xảy ra ở nhóm cổ phiếu này.
Phía tăng giá ghi nhận PVR, PPI, LDG, CII, ITA, NDN, HAG tăng giá mạnh mẽ cùng thanh khoản cao.
Riêng nhóm địa ốc đã lấy đi gần 4,5 điểm của VN-Index phiên này.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng phân hóa mạnh mẽ phiên hôm nay. Tại nhóm này có một nửa số mã tăng, một nửa số mã giảm. Ở chiều tăng, TPB, BID, VIB tăng hơn 1% nhưng đều không đóng cửa ở mức giá cao nhất ngày.
Kết phiên giao dịch, VN-Index giảm 4,44 điểm (-0,3%) xuống 1.463,54 điểm; toàn sàn có 169 mã tăng, 275 mã giảm và 59 mã đứng giá. HNX-Index giảm 1,78 điểm (-0,39%) xuống 450,75 điểm; toàn sàn có 92 mã tăng, 146 mã giảm và 59 mã đứng giá. UpCOM-Index giảm 0,1 điểm (-0,09%) xuống 111,81 điểm.
Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 26.832 tỷ đồng - tăng 23% so với phiên trước. Giá trị khớp lệnh riêng sàn HOSE tăng 23% lên 22.091 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng 474 tỷ đồng trên sàn HOSE.
Nhận định phiên 13/12:
CTCK SHS: Xu hướng tăng được cải thiện
VN-Index hồi phục trong tuần qua sau khi test hỗ trợ tâm lý 1.400 điểm trong phiên đầu tuần và bật lên từ đây.
Thanh khoản suy giảm so với tuần trước đó cho thấy lực cầu mua lên là chưa thực sự tốt nhưng cũng là điểm thường thấy trong tháng cuối cùng của năm.
Xu hướng giảm thanh khoản có thể sẽ tiếp tục trong tuần tới khi tới ngày ngày đáo hạn hợp đồng tương lai VN30 tháng 12/2021 và các quỹ ETF tiến hành cơ cấu lại danh mục.
Với việc lấy lại được hỗ trợ tâm lý 1.450 điểm, xu hướng tăng của thị trường đã được cải thiện và khả năng để hướng đến các mốc cao hơn trong thời gian tới là có thể diễn ra.
Dự báo, trong tuần giao dịch tiếp theo, VN-Index có thể sẽ tiếp tục tăng điểm với vùng kháng cự gần nhất trong khoảng 1.365 - 1.370 điểm (MA20) và xa hơn là ngưỡng kháng cự tâm lý 1.500 điểm.
CTCK Rồng Việt - VDSC: Biến động trong vùng 1.460 - 1.480 điểm
Trong phiên cuối tuần trước, nhịp hồi phục của VN-Index đã chững lại khi gần đến vùng cản 1.480 điểm và lùi bước. Thanh khoản tăng so với 3 phiên trước nhưng vẫn ở mức thấp hơn trung bình 50 phiên, cho thấy nhà đầu tư tranh thủ chốt lời ngắn hạn nhưng áp lực bán chưa kiên quyết.
Mặc dù giảm điểm nhưng có sự cân đối tạm thời giữa cung và cầu nên có khả năng VN-Index sẽ tạm thời sideway ít phiên quanh ngưỡng cản 1.480 điểm trước khi có tín hiệu xu thế cụ thể.
2025: Chờ đợi tiếng cồng niêm yết từ 6 'bom tấn' sàn UPCoM 
VN-Index ‘cưa chân bàn’, hai cổ phiếu VN30 ngược dòng phá đỉnh lịch sử