"Xung đột vương quyền" tại Địa ốc Hoàng Quân (HQC): Loạt dự án được kỳ vọng trở thành cứu cánh

24-03-2022 09:30|Ba Lỗ

Sau những kết quả không vui về tình hình kinh doanh, những ngày cuối tháng 3/2022, CTCP Địa ốc Hoàng Quân (HOSE: HQC) tiếp tục nổi sóng với những bất ổn hậu trường giữa phe sáng lập và phe Louis.

Xoay quanh thông tin về việc nhóm Louis và một số cá nhân tích cực gom thêm cổ phiếu HQC để gia tăng tỷ lệ sở hữu nhằm chiếm lợi thế trước khi ĐHCĐ thường niêm 2022 được tổ chức, cổ phiếu HQC bất ngờ tăng dựng từ mức giá 7.xxx đồng lên trên mệnh giá chỉ sau chưa đầy 2 tuần (tương ứng biên độ 35 - 40%).

Chi tiết xem thêm: Xung đột hậu trường đẩy giá cổ phiếu HQC (Địa ốc Hoàng Quân) tăng 31% sau 7 phiên

Từng là doanh nghiệp dẫn đầu phân khúc nhà ở xã hội toàn khu vực phía Nam, những năm 2014 - 2015 gần như hưởng lợi trọn gói 30.000 tỷ đồng của Chính phủ nhờ thế "một mình một ngựa", bước sang năm 2016, chính sách về nhà ở xã hội thay đổi đã ngay lập tức khiến Địa ốc Hoàng Quân lao dốc không phanh (từ chỉ số kinh doanh đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán).

Đây cũng là thời điểm ông Trương Anh Tuấn - Chủ tịch HĐQT công ty cùng nhóm liên quan (từng sở hữu gần 20% vốn vào cuối năm 2020) đã bán ra lượng lớn cổ phiếu và giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới mức 5% vốn.

Cũng bắt đầu tư đây, tình hình kinh doanh của HQC lao dốc nghiêm trọng từ 65 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2017 về vỏn vẹn 4 tỷ trong năm 2021.

hqc5.png

Không chỉ kinh doanh kém sắc, chỉ số tài chính của HQC so với các đơn vị cùng ngành cũng không mấy nổi trội.

Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản công ty đạt gần 9.237 tỷ đồng - tăng thêm 33% so với đầu năm trong đó lượng tiền mặt chỉ vỏn vẹn 30 tỷ đồng; tổng nợ là hơn 4.986 tỷ đồng trong đó dư nợ chủ yếu là từ các cá nhân liên quan khi trong năm 2021, Chủ tịch HĐQT đã cho công ty mượn thêm 1.110 tỷ đồng.

HQC cũng đang có 832 tỷ đồng tiền người mua trả tiền trước ngắn hạn.

Điều được cho là cứu cánh cho những yếu kém về các chỉ số kinh doanh nêu trên có lẽ đến từ các dự án mà Hoàng Quân đang hợp tác triển khai từ đầu năm 2021.

Trước đó năm 2020, HQC đã có động thái mua lại Hoàng Quân Bình Thuận và Hoàng Quân Cần Thơ nhằm cấn trừ nợ trong bối cảnh nợ quá hạn lớn.

Năm 2021, công ty mua và tăng sở hữu lên 40% vốn tại Công ty Simon; gia tăng sở hữu tại Hoàng Quân Bình Thuận lên 44% vốn; tăng sở hữu tại Hoàng Quân Cần Thơ lên 39%.

Theo HQC, Hoàng Quân Bình Thuận sở hữu 160 ha đất khu công nghiệp và khu dân cư; việc góp vốn không chỉ để chia lợi nhuận mà để mở ra cơ hội hợp tác lớn cả về quỹ đất lẫn cơ hội trong tương lai.

Còn với Hoàng Quân Cần Thơ, đơn vị này hiện đang sở hữu lợi thế đầu tư, phát triển dự án tại khu vực Cần Thơ và các tỉnh lân cận.

Tương tự, Simon cũng đang đầu tư dự án có diện tích đất hơn 51 ha tại Đắk Lắk; đây là dự án được quy hoạch với các sản phẩm nhà liên kế vườn, nhà phố, biệt thự đơn lập - song lập và biệt thự vườn kết hợp nông trại, khu du lịch sinh thái,...

Ngoài ra HQC cũng đang có dự án đầu tư trực tiếp với tổng số vốn 50 triệu USD tại Mỹ. Đây là dự án nhà ở cho thuê với 2 tầng hầm và 7 tầng nổi, 216 căn hộ. Đáng nói, Chính phủ Mỹ cũng tài trợ cho dự án này.

Cháu trai ‘ngậm thìa vàng’ nhà tỷ phú U80 Johnathan Hạnh Nguyễn: 3 tuổi biết chơi piano, khiến ‘ngọc nữ màn ảnh Việt’ ngập tràn hạnh phúc

Biệt thự triệu đô 3 mặt tiền của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà: Nằm tại khu ‘phố nhà giàu’, rộng 500m2, sân lát gỗ hoàn toàn

Bài thuộc chủ đề Bất động sản
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/xung-dot-vuong-quyen-tai-dia-oc-hoang-quan-hqc-loat-du-an-duoc-ky-vong-tro-thanh-cuu-canh-117895.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    "Xung đột vương quyền" tại Địa ốc Hoàng Quân (HQC): Loạt dự án được kỳ vọng trở thành cứu cánh
    POWERED BY ONECMS & INTECH